Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột: Năm 2024 phấn đấu đào tạo nghề cho hơn 2.300 lao động nông thôn

09:02, 08/04/2024

UBND TP. Buôn Ma Thuột cho biết, năm 2024 thành phố phấn đấu đào tạo nghề cho 5.370 người, trong đó có 2.320 lao động nông thôn; bảo đảm có trên 85% lao động có việc làm sau học nghề.

Để thực hiện được mục tiêu này, thành phố đưa ra 10 nhóm giải pháp, trong đó một số giải pháp trọng tâm: Tăng cường công tác tuyên truyền vận động để người dân được hiểu đầy đủ tầm quan trọng của đào tạo nghề, đào tạo gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống; phối hợp với các doanh nghiệp tăng cường đào tạo nghề cho lao động doanh nghiệp.

Tăng cường công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, thực hiện tốt việc phân luồng, tăng tỷ lệ học sinh sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp; thực hiện vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hoá tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, để học sinh tốt nghiệp vừa có bằng THPT vừa có bằng nghề bảo đảm chất lượng, có điều kiện tham gia thị trường lao động và cơ hội tiếp tục học tập, nâng cao trình độ; nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa nhà nước - nhà trường và doanh nghiệp…

Người lao động buôn Ê Rang, phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột tham gia lớp học sơ cấp nghề kỹ thuật nấu ăn.
Người lao động buôn Êa Rang, phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột tham gia lớp học sơ cấp nghề kỹ thuật nấu ăn.

Thành phố cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội và UBND các phường, xã trên địa bàn xây dựng kế hoạch thực hiện tại đơn vị, địa phương phù hợp với thực tế, nhu cầu học nghề của người lao động, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.