Multimedia Đọc Báo in

Phê duyệt 37 vị trí việc làm của Thanh tra tỉnh

19:54, 22/05/2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1519/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Thanh tra tỉnh.

Theo Quyết định, tổng số vị trí việc làm là 37 vị trí. Cụ thể, 6 vị trí việc làm lãnh đạo quản lý, gồm: Chánh Thanh tra tỉnh, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng.

16 vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành, gồm: Thanh tra viên chính về công tác thanh tra; Thanh tra viên chính về tiếp công dân và xử lý đơn thư; Thanh tra viên chính về giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thanh tra viên chính về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Chuyên viên chính về công tác thanh tra; Chuyên viên chính về tiếp công dân và xử lý đơn thư; Chuyên viên chính về giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chuyên viên chính về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Thanh tra viên về công tác thanh tra; Thanh tra viên về tiếp công dân và xử lý đơn thư; Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thanh tra viên về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Chuyên viên về công tác thanh tra; Chuyên viên về tiếp công dân và xử lý đơn thư; Chuyên viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chuyên viên về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ngành thanh tra tỉnh tham dự hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành năm 2024.
Ảnh minh họa

12 vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung, gồm: Chuyên viên về pháp chế; Chuyên viên về tổng hợp; Chuyên viên về hành chính - văn phòng; Chuyên viên về quản trị công sở; Chuyên viên về thi đua, khen thưởng; Chuyên viên về cải cách hành chính; Chuyên viên về quản lý công nghệ thông tin; Chuyên viên về quản lý nguồn nhân lực; Kế toán trưởng (hoặc Phụ trách kế toán); Văn thư viên; Chuyên viên lữu trữ; Chuyên viên thủ quỹ.

3 vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ, gồm: Nhân viên phục vụ, nhân viên bảo vệ, nhân viên lái xe.

Song Quỳnh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.