Multimedia Đọc Báo in

Hiệu quả công tác cải cách hành chính ở Thanh tra tỉnh

08:31, 18/10/2024

Để nâng cao chất lượng hoạt động, tròn vai nhiệm vụ, công tác cải cách hành chính (CCHC) được Thanh tra tỉnh quan tâm thực hiện.

Trên cơ sở các văn bản đôn đốc triển khai thực hiện của UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh đã rà soát, đôn đốc văn phòng, các phòng nghiệp vụ triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ có liên quan đến các chỉ tiêu CCHC.

Đồng thời, lãnh đạo Thanh tra tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các buổi phổ biến và quán triệt chính sách CCHC đến toàn thể cán bộ, công chức; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các phòng nghiệp vụ, công chức, người lao động trong cơ quan thực hiện tốt các thủ tục hành chính (TTHC) về lĩnh vực tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 vào giải quyết công việc.

Đoàn kiểm tra kết quả thực hiện cải cách hành chính của tỉnh kiểm tra tại Thanh tra tỉnh. Ảnh: Lan Anh

Cùng với đó, Chánh Thanh tra tỉnh cũng yêu cầu chỉ đạo bộ phận chuyên môn bám sát các tiêu chí, xây dựng các văn bản, báo cáo theo hướng dẫn, chấm điểm xác định chỉ số CCHC bảo đảm chính xác. Qua đó, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của đội ngũ công chức, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công tác CCHC trong ngành Thanh tra. Công chức và người lao động Thanh tra tỉnh có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm trong công tác CCHC, nhất là các sáng kiến liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Một trong những kết quả nổi bật của Thanh tra tỉnh là giải quyết TTHC kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chuyên môn và Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. Quá trình giải quyết TTHC được đôn đốc thực hiện đúng quy định về thời gian và trình tự, không làm phát sinh chi phí. Cán bộ, công chức Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thực hiện đúng nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về thực thi công vụ trong giải quyết TTHC theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 09/KH-TTr ngày 28/2/2024 của Thanh tra tỉnh về kế hoạch chuyển đổi số của Thanh tra tỉnh năm 2024, các phòng nghiệp vụ, công chức, người lao động trong cơ quan đã thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn; cán bộ, nhân viên sử dụng có hiệu quả hạ tầng thông tin, Trang thông tin điện tử trong công tác chỉ đạo, điều hành, trao đổi, chia sẻ thông tin.

Thanh tra tỉnh cũng đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng và các nội dung khác theo quy định; khai thác, sử dụng phần mềm Hệ thống thông tin quản lý khiếu nại, tố cáo; Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; phần mềm Văn phòng điện tử và phần mềm Quản lý cán bộ, công chức để áp dụng trong hoạt động điều hành của đơn vị.

Tiếp tục duy trì hoạt động Trang thông tin điện tử của Thanh tra tỉnh với địa chỉ trang web “https://thanhtra.daklak.gov.vn” và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 để kiểm soát công việc theo các quy trình cụ thể, nhằm đáp ứng yêu cầu các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Đoàn kiểm tra kết quả thực hiện cải cách hành chính của tỉnh kiểm tra tại Thanh tra tỉnh. Ảnh: Lan Anh

Trong 9 tháng năm 2024, hầu hết các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra tỉnh đều được giải quyết trước hạn. Những cải tiến trong quy trình làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt từ lãnh đạo đã tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, minh bạch và phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp. Điều này không chỉ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh mà còn khẳng định cam kết của Thanh tra tỉnh trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại và hiệu quả.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.