Multimedia Đọc Báo in

Cụm thi đua số 1 - Hội Chữ Thập đỏ Đắk Lắk:

Thực hiện hiệu quả nhiều hoạt động xã hội, nhân đạo

14:29, 06/11/2024

Từ đầu năm 2024 đến nay, Cụm thi đua số 1 - Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Đắk Lắk (gồm các huyện Krông Năng, Krông Búk, Ea H’leo, Cư Mgar và thị xã Buôn Hồ) đã tích cực thực hiện công tác xã hội nhân đạo, tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hiến máu nhân đạo và xây dựng tổ chức hội.

Cụm thi đua số 1 có 61 cơ sở hội, với 1.037 chi hội và gần 17.300 hội viên. Các đơn vị trong Cụm đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như chương trình “Tết nhân ái” Xuân Giáp Thìn năm 2024, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương trao tặng 23.538 suất quà trị giá hơn 9 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công tác cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo đã kịp thời hỗ trợ người dân với tổng số tiền hơn 18 tỷ đồng.

Các đại biểu tham gia
Các đại biểu tham gia Hội nghị giao ban Cụm thi đua số 1 - Hội Chữ thập đỏ Đắk Lắk.

Các đơn vị đã vận động xây dựng được 11 căn nhà tình thương với tổng trị giá hơn 960 triệu đồng; đóng góp gần 6 tỷ đồng vào công tác phòng ngừa và ứng phó thiên tai thảm họa.

Một điểm sáng khác trong các hoạt động của Hội là chương trình hiến máu tình nguyện, trong đó đã thu được 4.910 đơn vị máu, góp phần quan trọng vào công tác cứu chữa người bệnh.

Cùng với các hoạt động nhân đạo, Cụm thi đua số 1 đã triển khai hiệu quả mô hình “Mỗi tổ chức, mỗi cơ sở gắn với địa chỉ nhân đạo” và ngân hàng bò hỗ trợ người nghèo, mang lại sự thay đổi tích cực trong đời sống của nhiều hộ gia đình khó khăn.

Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng có nhiều đổi mới với tổng trị giá các hoạt động lên đến gần 2,6 tỷ đồng.

Thông qua các hoạt động này, Cụm thi đua số 1 - Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk đã thể hiện rõ vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lan tỏa tinh thần nhân ái trong cộng đồng.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.