Multimedia Đọc Báo in

Triển khai 4 nhóm giải pháp nhằm chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030

10:50, 16/11/2021

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 44481 /KH-UBND, ngày 10-11-2021 về việc thực hiện Chương trình số 14-CTr/TU ngày 14-9-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW ngày 6-7-2021 của Ban Bí thư về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030”.

Theo đó, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị các cấp và mọi nguồn lực xã hội cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.

Cụ thể: Số người nhiễm HIV được phát hiện mới đạt mức dưới 1.000 trường hợp/năm; tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS dưới 1,0/100.000 dân; tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% trước năm 2030. Cùng với đó, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS, tập trung rà soát, bổ sung quy chế, kế hoạch phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS theo hướng đồng bộ, thống nhất với chương trình phòng chống ma túy và phòng, chống mại dâm…

a
Một buổi tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội trong thanh thiếu nhi trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. (Ảnh minh họa)

Để thực hiện mục tiêu trên, các sở, ban, ngành và địa phương phải tập trung thực hiện các giải pháp: Tiếp tục quán triệt, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS; bổ sung, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS; triển khai rộng rãi và hiệu quả các giải pháp chuyên môn trong phòng, chống HIV/AIDS; kiện toàn Ban Chỉ đạo các địa phương về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm…

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.