Multimedia Đọc Báo in

Phòng, chống tác hại thuốc lá trong học đường

04:18, 23/12/2021

Ngoài việc nâng cao chất lượng dạy và học, thời gian vừa qua, ngành giáo dục tỉnh còn tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh về việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL).  

  

Ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, xây dựng môi trường giáo dục không có khói thuốc là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng môi trường giáo dục an toàn. Theo đó, Sở GD-ĐT đã tích cực quán triệt, chỉ đạo toàn ngành triển khai thực hiện các văn bản, quy định của Nhà nước, của các bộ, ngành và của tỉnh về việc PCTHTL. Tăng cường tuyên truyền Luật PCTHTL đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan và các đơn vị giáo dục. Để cụ thể hóa các nội dung của luật, Sở đã đưa nội dung PCTHTL vào kế hoạch hoạt động hằng năm của đơn vị. Thực hiện việc nêu gương của người lãnh đạo đơn vị trong xây dựng môi trường không có khói thuốc lá; vận động cán bộ, giáo viên, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên thực hiện các quy định của Luật PCTHTL và các văn bản hướng dẫn luật.

Ngành giáo dục tỉnh đã phát động xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị không khói thuốc lá; treo biển báo cấm hút thuốc tại các khu vực có quy định cấm; bổ sung tiêu chí không hút thuốc lá tại nơi làm việc, học tập và nơi công cộng vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó là tăng cường kiểm tra việc thực hiện Luật PCTHTL tại các trường học, cơ quan, đơn vị. Tích cực triển khai nhiều hoạt động về công tác giáo dục sức khỏe, xây dựng môi trường lành mạnh, xanh - sạch - đẹp, trong đó nói không với hút thuốc lá là một trong những nội dung quan trọng.

Các trường học thường tổ chức tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá trong buổi chào cờ đầu tuần (Ảnh chụp trước tháng 4/2021).  Ảnh: Võ Quỳnh

Qua đánh giá, 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, tăng cường lồng ghép nội dung PCTHTL trong các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đoàn, Đội. Đồng thời phối hợp tuyên truyền công tác PCTHTL cho cha mẹ học sinh trong các buổi họp phụ huynh học sinh. 100% đơn vị trường học đã phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương, đặc biệt là ngành y tế  tổ chức các hoạt động PCTHTL như: Mít tinh, nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu về tác hại của thuốc lá… Lồng ghép vào dạy chính khóa nội dung về PCTHTL cho học sinh tất cả các bậc học từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT đến trung cấp và cao đẳng. Qua 5 năm thực hiện Luật PCTHTL, toàn ngành đã tổ chức tuyên truyên cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên biết, hiểu về Luật PCTHTL; in và treo 5.050 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền PCTHTL trong Ngày thế giới không thuốc lá (31/5); tổ chức 3.230 buổi nói chuyện chuyên đề dưới cờ cho học sinh, sinh viên về PCTHTL; tổ chức được 142 cuộc thi tìm hiểu kiến thức PCTHTL cấp trường...

Thực tế cho thấy, để môi trường học đường không có khói thuốc lá, điều quan trọng nhất là phải nêu cao ý thức của từng cá nhân. Bởi vậy, ngành giáo dục luôn nỗ lực tuyên truyền để các giáo viên nghiêm túc thực hiện, học sinh cũng sẽ làm theo. Với nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nền nếp, kỷ cương, hướng tới xây dựng môi trường học tập, giảng dạy không có thuốc lá, nhiều năm nay, ngành giáo dục đã tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trong việc giáo dục học sinh nói không với thuốc lá. Đưa việc giáo dục ý thức của học sinh trong việc nói không với thuốc lá vào các buổi sinh hoạt thôn, xóm, khối phố để nâng cao trách nhiệm của phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương trong việc PCTHTL.

Mai Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.