Multimedia Đọc Báo in

Khởi động dự án “Quỹ toàn cầu phòng chống lao giai đoạn 2021-2023”

15:30, 28/04/2022

Sáng 28/4, tại TP. Buôn Ma Thuột đã diễn ra Hội thảo Khởi động dự án “Quỹ toàn cầu phòng chống lao giai đoạn 2021-2023”.

Tham dự Hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chấm dứt bệnh lao tỉnh H’Yim Kđoh; đại diện Bệnh viện Phổi Trung ương, Tổ chức Health Poverty Action Việt Nam; lãnh đạo Sở Y tế, Bệnh viện Lao và Phổi tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng dự án.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chấm dứt bệnh lao tỉnh H’Yim Kđoh nhấn mạnh, Hội thảo Khởi động dự án “Quỹ toàn cầu phòng chống lao giai đoạn 2021-2023” là cơ sở, động lực quan trọng giúp tỉnh Đắk Lắk tiếp tục  thực hiện công tác phòng chống lao trong thời gian tới một cách hiệu quả, tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 như mục tiêu Chính phủ đã cam kết với Tổ chức Y tế thế giới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chấm dứt bệnh lao tỉnh H’Yim Kđoh phát biểu tại Hội thảo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chấm dứt bệnh lao tỉnh H’Yim Kđoh phát biểu tại Hội thảo.

Dự án “Quỹ toàn cầu phòng chống lao giai đoạn 2021-2023” do Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với Tổ chức Health Poverty Action Việt Nam, Bệnh viện Phổi tỉnh Bình Thuận và Bệnh viện Lao và Phổi tỉnh Đắk Lắk thực hiện tại 19 huyện, thị xã, thành phố của 2 tỉnh Bình Thuận, Đắk Lắk.

Mục tiêu của Dự án đến cuối giai đoạn 2021-2025 giảm 50% tỷ lệ mắc lao mới trong cộng đồng, giảm 75% tỷ lệ tử vong do lao, giảm 50% số hộ gia đình phải chịu chi phí thảm họa do lao so với năm 2018 và duy trì tỷ lệ mắc lao kháng thuốc trong số bệnh nhân mới dưới mức 5%.

Các đại biểu dự Hội thảo
Các đại biểu dự Hội thảo.

Các hoạt động cụ thể của Dự án bao gồm: tăng cường phát hiện ca bệnh lao, cách ly an toàn, điều trị sớm và hiệu quả; điều tra tiếp xúc gần, phát hiện bệnh nhân lao tại cộng đồng do cán bộ thực địa thực hiện; điều tra tiếp xúc gần phát hiện bệnh nhân lao tại cộng đồng do cán bộ y tế thực hiện; khám sàng lọc tại cộng đồng có nguy cơ cao phát hiện bệnh nhân lao; tăng cường phối hợp y tế công - tư trong phát hiện bệnh nhân lao.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.