Multimedia Đọc Báo in

Hơn 200 đại biểu tham dự Hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 49, năm 2023

15:29, 31/03/2023

Sáng ngày 31/3, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hội Ký sinh trùng Việt Nam và Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột đã phối hợp tổ chức Hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 49, năm 2023.

Tham dự hội nghị có GS.TS Lê Bách Quang, Chủ tịch Hội Ký sinh trùng Việt Nam; GS.TS.NGƯT Đặng Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột cùng gần 200 nhà khoa học là lãnh đạo, giảng viên và nghiên cứu sinh các trường đại học, Viện nghiên cứu và bác sĩ tại các bệnh viện và các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trên toàn quốc.

th
Đại biểu tham dự tại hội nghị.

Hội nghị diễn ra từ ngày 31/3 đến – 1/4/2023 với 37 báo cáo khoa học được chọn lọc và đăng trên Tạp chí Y học Cộng đồng Vol 6, Special Issue, năm 2023, trong đó có 12 báo cáo Oral trực tiếp tại hội nghị và một số báo cáo Poster.

th
GS.TS Lê Bách Quang, Chủ tịch Hội Ký sinh trùng Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Đây là hoạt động thường niên của Hội Ký sinh trùng Việt Nam, là diễn đàn khoa học và công nghệ để các nhà khoa học, giảng viên và người học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện, các đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan gặp gỡ, trao đổi, trình bày những kết quả, thành tựu trong nghiên cứu và giảng dạy; là nơi trao đổi về giảng dạy về ký sinh trùng trong giai đoạn hiện nay.

Đây cũng là cơ hội để các đại biểu giao lưu, học hỏi, kết nối, hợp tác cùng phát triển các ý tưởng nghiên cứu mới, chuyên sâu hoặc liên ngành.

th
GS.TS. NGƯT Đặng Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột tặng hoa cảm ơn GS.TS Lê Bách Quang, Chủ tịch Hội Ký sinh trùng Việt Nam tại hội nghị.

Kết thúc hội nghị, Ban tổ chức đã trao chứng nhận cho các báo cáo viên đồng thời tổ chức bàn giao đơn vị đăng cai tổ chức Hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 50, năm 2024 cho Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.

Minh Khang

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.