Multimedia Đọc Báo in

Bệnh nhi 10 tháng tuổi mắc bệnh liệt mềm cấp

18:06, 19/10/2024

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp bệnh nhi mắc bệnh liệt mềm cấp tại huyện Cư M’gar.

Bệnh nhi là Đ.G.H (nam, 10 tháng tuổi, trú tại xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar). Theo người nhà bệnh nhân, ngày 29/9, ở nhà bệnh nhi xuất hiện các các triệu chứng sốt cao liên tục 2 ngày sau đó trẻ giảm sốt, yếu mềm hai chi dưới không đứng được.

Đến ngày 3/10, người nhà đưa trẻ đi khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.

th
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh rà soát đối tượng trẻ dưới 5 tuổi chưa được tiêm chủng vắc xin bại liệt tại xã Ea Kiết.

Tại bệnh viện, trẻ được chẩn đoán: Liệt tứ chi/TD viêm tuỷ cắt ngang chưa loại trừ Guillain-Barre. Hội chẩn chuyển Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp tục điều trị, gia đình không có điều kiện cho nên trẻ được đưa về nhà theo dõi.

Đến ngày 18/10, trẻ có kết quả dương tính với Poliovirus Sabin-Like 3 discordant. Hiện tại trẻ còn yếu hai chi dưới và đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar.

Ngay sau khi ghi nhận ca bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp xử lý môi trường tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên bằng hoá chất CloraminB 0,5%. Đồng thời phối hợp cùng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar, Trạm Y tế xã Ea Kiết triển khai điều tra, giám sát dịch tễ khu vực xung quanh nhà bệnh nhân, xử lý môi trường bằng hoá chất ChloraminB 0,5% nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh nhà bệnh nhân với tổng 6 hộ gia đình.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng đã điều tra, rà soát thống kê tất cả đối tượng dưới 5 tuổi chưa được tiêm chủng, tiêm chưa đủ mũi hoặc không rõ tiền sử đã tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt tại địa bàn xã Ea Kiết, tiến hành lập kế hoạch, dự trù vắc xin và tổ chức tốt các hoạt động tiêm bù, tiêm vét, tiêm bổ sung cho những đối tượng này.

Hồng Chuyên

         


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.