Multimedia Đọc Báo in

Ưu tiên sử dụng vắc xin Moderna từ nguồn viện trợ tiêm cho trẻ 6 - dưới 12 tuổi

21:22, 06/05/2022

Nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 6 - dưới 12 tuổi, trong khi chưa kịp thời huy động nhóm đối tượng người trên 18 tuổi tiêm mũi nhắc lại thì ưu tiên sử dụng trước vắc xin Moderna từ nguồn viện trợ của COVAX Facility cho trẻ trong độ tuổi này.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có công văn gửi Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố về việc sử dụng hiệu quả vắc xin Moderna do COVAX Facility viện trợ.

Theo đó, trong công văn ban hành ngày 5/5, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố chỉ đạo các địa phương rà soát đối tượng từ 6 - dưới 12 tuổi, ưu tiên sử dụng trước vắc xin Moderna từ nguồn viện trợ của COVAX Facility tiêm cho trẻ trong độ tuổi này đảm bảo an toàn tiêm chủng, trong khi chưa kịp thời huy động nhóm đối tượng người trên 18 tuổi tiêm mũi nhắc lại.

Vaccine Moderna được dùng để tiêm cho trẻ từ 6 - dưới 12 tuổi, liều tiêm bằng ½ liều cơ bản của người lớn.
Vắc xin Moderna được dùng để tiêm cho trẻ từ 6 - dưới 12 tuổi, liều tiêm bằng ½ liều cơ bản của người lớn.

Việc này nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur phối hợp với các tỉnh/thành phố trong khu vực phụ trách, chủ động điều phối vắc xin giữa các địa phương để đảm bảo sử dụng hiệu quả vắc xin.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết trước đó, ngày 1/3, Viện đã có quyết định phân bổ vắc xin Moderna từ nguồn viện trợ của COVAX Facility để sử dụng tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên.

Ngày 31/3, Bộ Y tế đã phê duyệt vắc xin phòng COVID-19 Moderna sử dụng cho trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi.

Theo Sức khỏe và Đời sống
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.