Multimedia Đọc Báo in

Giới thiệu 4 tour du lịch phục vụ du khách trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019

10:30, 10/01/2019

Theo Khung chương trình tham quan du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 của UBND tỉnh vừa ban hành sẽ có 4 tour du lịch phục vụ du khách từ ngày 9 đến 16-3-2019.

Cụ thể, tour Du lịch trải nghiệm, khám phá quy trình trồng, chăm sóc, sản xuất, chế biến và thưởng thức cà phê sẽ được tổ chức tại một số địa điểm tại TP. Buôn Ma Thuột gồm: Bảo tàng Thế giới cà phê (đường Nguyễn Đình Chiểu); Showroom Cà phê An Thái (đường Lý Thái Tổ); Cơ sở sản xuất cà phê chồn Kiên Cường (đường Hoàng Hoa Thám); Làng Cà phê Trung Nguyên (đường Lý Thái Tổ); Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (đường Nguyễn Lương Bằng); Nhà máy sản xuất của Công ty Cà phê Đắk Man (Quốc lộ 26)…

df
Hồ Lắk là một trong những điểm đến được giới thiệu trong tour du lịch mạo hiểm tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, năm 2019.

Các tour du lịch sinh thái, văn hóa sẽ giới thiệu khách tham quan, dã ngoại các điểm như: Khu du lịch sinh thái văn hóa, cộng đồng Ko Tam (Quốc lộ 26); Khu du lịch sinh thái Đồi Thông (xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột); Khu du lịch sinh thái Suối Ong (phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột); Khu du lịch Hồ Lắk; các khu, điểm du lịch tại huyện Buôn Đôn như Trang trại du lịch vườn Tror Bư, Thác Bảy Nhánh; Khu du lịch sinh thái Bản Đôn, Điểm du lịch cầu Treo, Vườn Quốc gia Yok Đôn; các điểm tham quan du lịch tại huyện Cư M’gar gồm: Di tích thắng cảnh thác Drai Dlông, Đồi Cư H’lâm, buôn Wing, Ngày hội Văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Êđê lần thứ II năm 2019 (xã Ea Tul từ ngày 10 đến 11-3-2019)… Tour Du lịch tham quan nghiên cứu lịch sử tại Đình Lạc Giao, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng tỉnh, Đồn điền CADA. Tour du lịch mạo hiểm sẽ giới thiệu du thuyền độc mộc trên Hồ Lắk; vượt thác ghềnh dọc sông Sêrêpôk.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.