Multimedia Đọc Báo in

Thương lái thu mua nông sản được ra khỏi TP. Buôn Ma Thuột khi có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2

20:50, 28/07/2021

UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa ban hành Văn bản số 3337/UBND-VP ngày 28-7-2021 về bổ sung nội dung việc cấp giấy đi lại cho người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, đối với các tiểu thương kinh doanh tại các chợ trên địa bàn, UBND TP. Buôn Ma Thuột giao cho Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng kinh doanh chợ Buôn Ma Thuột cấp giấy đi lại cho các tiểu thương tại chợ Buôn Ma Thuột; Ban Quản lý chợ thành phố cấp giấy đi lại cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ Tân An, Chợ Phan Đình Phùng; Ban quản lý chợ đầu mối Tân Hòa cấp giấy đi lại cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ đầu mối Tân Hòa; UBND các phường, xã cấp giấy đi lại cho các tiểu thương kinh doanh tại các chợ thuộc địa phương quản lý.

d
Tiểu thương chợ đầu mối Tân Hòa, phường Tân Hòa (TP. Buôn Ma Thuột) chờ lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Đối với người dân đi làm nương rẫy, thương lái thu mua hàng nông sản chỉ cấp cho những trường hợp thật sự cần thiết, có lý do chính đáng hoặc có nương rẫy, điểm thu mua hàng nông sản ngoài địa bàn phường, xã nơi cư trú. Đặc biệt, đối với các thương lái thu mua hàng nông sản, khi có nhu cầu ra khỏi địa bàn thành phố chỉ được cấp giấy đi lại trong trường hợp có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu.

Đối với công nhân tại các công trình xây dựng nhỏ lẻ, UBND các xã, phường tuyên truyền đến các chủ thầu tạm dừng xây dựng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ cho phép hoạt động nếu đảm bảo việc cho công nhân ăn, nghỉ tại công trường, trường hợp xét thấy cần cấp giấy phép đi lại cho công nhân thì chỉ cấp giấy cho các trường hợp có ký kết hợp đồng lao động (việc cấp giấy phải do chủ thầu đến đăng ký).

Kim Hoàng

 

 

 

 

 


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.