Dành gần 950.000 ha đất cho quy hoạch vùng phát triển lúa lai của tỉnh
10:22, 31/07/2010
Ngày 30-7, Sở NN-PTNT đã công bố quy hoạch vùng phát triển lúa lai của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
Cánh đồng sản xuất hạt giống lúa lai F1 ở huyện Krông Pak |
Tổng diện tích quy hoạch là 945.246 ha đất tự nhiên, trong đó 46.182 ha đất trồng lúa, được phân bố trên phạm vi 10 huyện, thành phố gồm: TP. Buôn Ma Thuột và các huyện Ea Kar, Krông Pak, Cư M’gar, M’Drăk, Krông Bông, Ea Súp, Krông Ana, Krông Năng, Lak.
Theo quy hoạch chi tiết, diện tích đất sản xuất lúa lai năm 2015 là 26.450 ha, sản lượng ước đạt 223.286 tấn, đến năm 2020 diện tích tăng lên 38.400 ha với sản lượng ước đạt 356.268 tấn; diện tích đất sản xuất hạt giống lúa lai F1 năm 2015 là 1.000 ha, sản lượng ước đạt 4.200 tấn, đến năm 2020 giữ ổn định 1.000 ha và tăng sản lượng lên 5.200 tấn, phân bố chủ yếu ở hai huyện Ea Kar (600 ha) và Krông Pak (400 ha).
Mục tiêu của quy hoạch là tăng năng suất lúa bình quân, góp phần làm tăng tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh; bảo đảm an ninh lương thực và ổn định chính trị ở nông thôn; lựa chọn vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 để góp phần chủ động cung ứng và bảo đảm chất lượng nguồn giống; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh cho người sản xuất lúa…Tổng vốn đầu tư của Dự án 55 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 27 tỷ đồng, vốn hỗ trợ sản xuất 23 tỷ đồng, chi phí khác 5 tỷ đồng.
Theo quy hoạch chi tiết, diện tích đất sản xuất lúa lai năm 2015 là 26.450 ha, sản lượng ước đạt 223.286 tấn, đến năm 2020 diện tích tăng lên 38.400 ha với sản lượng ước đạt 356.268 tấn; diện tích đất sản xuất hạt giống lúa lai F1 năm 2015 là 1.000 ha, sản lượng ước đạt 4.200 tấn, đến năm 2020 giữ ổn định 1.000 ha và tăng sản lượng lên 5.200 tấn, phân bố chủ yếu ở hai huyện Ea Kar (600 ha) và Krông Pak (400 ha).
Mục tiêu của quy hoạch là tăng năng suất lúa bình quân, góp phần làm tăng tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh; bảo đảm an ninh lương thực và ổn định chính trị ở nông thôn; lựa chọn vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 để góp phần chủ động cung ứng và bảo đảm chất lượng nguồn giống; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh cho người sản xuất lúa…Tổng vốn đầu tư của Dự án 55 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 27 tỷ đồng, vốn hỗ trợ sản xuất 23 tỷ đồng, chi phí khác 5 tỷ đồng.
Thuận Nguyễn
Ý kiến bạn đọc