Multimedia Đọc Báo in

Máy bay chiến đấu của Nga bay vào vùng tập trận chung Mỹ - Nhật

22:18, 08/12/2010
Nhật Bản và Mỹ đang tiến hành một cuộc diễn tập trên bộ lớn ở miền nam Nhật Bản. Đây là một phần trong cuộc tập trận khổng lồ chung giữa hai nước diễn ra tại nhiều nơi ở Nhật.
Ngày 7-12, cuộc huấn luyện trên bộ mang tên "Forest Light" bao gồm 550 lính thuộc Lực lượng tự vệ mặt đất Nhật Bản (GSDF) và 215 lính hải quân cùng thủy thủ từ Đơn vị Viễn chinh hải quân số 31 (MEU) của Mỹ. Cuộc diễn tập này sẽ kéo dài đến ngày 15-12.
Các binh lính Mỹ khiêng cáng trở đồng đội bị thương giả định lên xe. Ảnh: Xinhua

Các binh lính Mỹ khiêng cáng chở đồng đội bị thương giả định lên xe.

Ảnh: Xinhua

Các sự kiện tập huấn chính bao gồm tấn công trực thăng tay đôi, leo dây từ trực thăng, di chuyển bằng động cơ để liên lạc, bắn tỉa, thông tin liên lạc và sơ cứu cùng nhiều hoạt động khác. Về mặt phương tiện, khoảng 400 máy bay và 50 tàu chiến tham gia cuộc diễn tập, trong đó có tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington của Mỹ, cũng như tàu chiến Aegis thế hệ mới của Nhật Bản. Hàn Quốc cũng lần đầu tiên tham gia tập trận cùng Nhật Bản với tư cách là quan sát viên.
Loạt tập trận chung của Mỹ và Nhật Bản lần này, nối tiếp cuộc diễn tập giữa Mỹ và Hàn Quốc sau cuộc pháo kích giữa hai nước liên Triều hồi cuối tháng 11, được coi là lớn nhất từ trước tới nay, với sự tham gia của hơn 34.000 lính Nhật và 10.000 quân Mỹ.
Trong khi đó, hãng thông tấn Nga Interfax ngày 8-12, đưa tin máy bay chiến đấu của Nga đã bay ở khu vực Mỹ và Nhật Bản đang tiến hành tập trận chung, song không vi phạm các quy định về không phận. Roman Martov, người phát ngôn của Hạm đội Thái Bình Dương Nga được Interfax dẫn lời cho biết: “Họ tiến hành các chuyến bay đã định trong khu vực mà hạm đội Nga có hoạt động đều đặn”.
Mối quan hệ giữa Nga và Nhật đã bị xấu đi kể từ khi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev thăm một trong 4 hòn đảo tranh chấp giữa hai nước trên Thái Bình Dương vào tháng 11 vừa qua.
G.N (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.