Multimedia Đọc Báo in

Bàn giải pháp bình ổn thị trường phân bón

08:22, 19/03/2011
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị Bình ổn thị trường phân bón tại Nam Định nhằm bàn biện pháp bình ổn giá mặt hàng quan trọng này.
ảnh minh họa
ảnh minh họa
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nhận định: do năng lực sản xuất phân bón trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên hàng năm cả nước vẫn phải nhập khẩu khoảng 2,6 triệu tấn phân bón các loại để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cũng vì vậy giá phân bón trong nước hiện vẫn chịu tác động lớn từ giá phân bón thế giới. Đặc biệt, thời gian gần đây giá phân bón trên thị trường thế giới và trong nước đã có nhiều biến động, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất lương thực cũng như đời sống của người nông dân. Giá nhập khẩu Ure bình quân hiện ở mức 380 USD/tấn, tăng 58 USD/tấn so với năm 2010. Giá bán lẻ Urê trong nước cũng tăng liên tục, từ mức 6.000-6.500 đ/kg (năm 2009) đă tăng lên mức 8.000-9.500 đ/kg (cuối năm 2010 đầu năm 2011).
Đại diện Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) nhấn mạnh: Trong hoàn cảnh nào cũng quyết không để xảy ra mất cân đối cung cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp, các cơ quan quản  lý Nhà nước cần kiểm soát chặt các yếu tố hình thành giá, tổ chức xây dựng hành lang pháp lý để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có được hệ thống phân phối minh bạch từ khâu bán buôn đến bán lẻ đến được tay người nông dân; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón cần sắp xếp mạng lưới kinh doanh hợp lý.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa khẳng định: giá cả vẫn còn là yếu tố phải bàn trong việc thực hiện bình ổn thị trường phân bón. Vì vậy trong điều hành chính sách năm 2011, Bộ sẽ có điều hành linh hoạt  để đảm bảo cân đối cung cầu phân bón. Cụ thể, Bộ sẽ sớm nghiên cứu ban hành Nghị định điều tiết và cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu trong đó có mặt hàng phân bón.
Trong một phương thức mới hơn nhằm hỗ trợ bà con nông dân, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam cho biết sẽ hỗ trợ nông dân khi mua Đạm Phú Mỹ, thay vì hỗ trợ trực tiếp vào gía bán sản phẩm thấp hơn 10% như hiện nay, bằng cách đưa khoản hỗ trợ đó đầu tư trở  lại dưới hình thức an sinh xã hội để người nông dân trực tiếp được hưởng lợi, tránh được việc hỗ trợ bị rơi vào các khâu trung gian như vừa qua.
Nguồn chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.