Ông Lucas Papademos trở thành tân Thủ tướng Hy Lạp
17:42, 11/11/2011
Cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Lucas Papademos đã được bổ nhiệm chính thức trở thành tân Thủ tướng Hy Lạp.
Theo thông báo của Phủ Tổng thống Hy Lạp, Tổng thống Carolos Papoulias đã yêu cầu ông Papademos thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc.
Phát biểu sau khi được chỉ định, ông Papademos đã kêu gọi người dân Hy Lạp đoàn kết để góp phần giải quyết các vấn đề lớn mà nước này đang phải đối mặt vào "thời khắc mang tính sống còn" hiện nay.
Ông Papademos cho biết nhiệm vụ ưu tiên của chính phủ mới do ông lãnh đạo sẽ là thực hiện thỏa thuận về gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và kêu gọi sự ủng hộ rộng rãi hơn nữa đối với chính phủ đoàn kết dân tộc.
Ngoài ra, ông còn cho rằng tư cách thành viên của Hy Lạp tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ đảm bảo được sự ổn định tiền tệ tại đất nước đang nợ nần chồng chất này và sẽ hỗ trợ cho quá trình điều chỉnh kinh tế đang gặp khó khăn.
Như vậy, ông Papademos sẽ đứng đầu chính phủ đoàn kết dân tộc mới tại Hy Lạp, với nhiệm vụ tiếp nhận gói cứu trợ có điều kiện trị giá 130 tỷ Euro của EU trước khi tiến hành một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Việc ông Lucas Papademos là người đứng đầu của chính phủ liên minh mới tại Hy Lạp đã gây ra phản ứng khác nhau của các bên đối lập, còn người dân Hy Lạp thì tỏ ra hoài nghi về hiệu quả mà chính phủ mới có thể mang lại.
Trong khi đó, các quan chức châu Âu ngay lập tức đã có phản ứng tích cực với những diễn biến mới ở Hy Lạp. Trong một tuyên bố chung, Chủ tịch thường trực EU Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cho rằng thỏa thuận về việc thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc sẽ mở ra một chương mới đối với đất nước Hy Lạp, đồng thời nhấn mạnh điều quan trọng là chính phủ mới của Hy Lạp phải gửi một thông điệp mạnh mẽ, để thuyết phục các đối tác châu Âu rằng Aten sẽ thực hiện những gì đã cam kết nhằm giảm nợ công.
Các chỉ số chứng khoán trên các thị trường chủ yếu của châu Âu đã tăng trở lại nhờ những hy vọng rằng Hy Lạp và Italia sắp đạt được khai thông trong các kế hoạch thành lập các chính phủ mới để giúp lãnh đạo các nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ nần.
Tuy nhiên, Hy Lạp vẫn chưa đề ra thời điểm cụ thể cho cuộc bầu cử trước thời hạn do phe đối lập đòi hỏi trước đây.
Trong số các vấn đề cần được làm rõ, còn có tỉ lệ các đại biểu đối lập cánh hữu trong tân chính phủ, cũng như việc đề cử Bộ trưởng Tài chính, vốn rất quan trọng trong tiến trình thương lượng tái cấu trúc nợ trong tương lai.
Theo thông báo của Phủ Tổng thống Hy Lạp, Tổng thống Carolos Papoulias đã yêu cầu ông Papademos thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc.
Tân Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos |
Phát biểu sau khi được chỉ định, ông Papademos đã kêu gọi người dân Hy Lạp đoàn kết để góp phần giải quyết các vấn đề lớn mà nước này đang phải đối mặt vào "thời khắc mang tính sống còn" hiện nay.
Ông Papademos cho biết nhiệm vụ ưu tiên của chính phủ mới do ông lãnh đạo sẽ là thực hiện thỏa thuận về gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và kêu gọi sự ủng hộ rộng rãi hơn nữa đối với chính phủ đoàn kết dân tộc.
Ngoài ra, ông còn cho rằng tư cách thành viên của Hy Lạp tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ đảm bảo được sự ổn định tiền tệ tại đất nước đang nợ nần chồng chất này và sẽ hỗ trợ cho quá trình điều chỉnh kinh tế đang gặp khó khăn.
Như vậy, ông Papademos sẽ đứng đầu chính phủ đoàn kết dân tộc mới tại Hy Lạp, với nhiệm vụ tiếp nhận gói cứu trợ có điều kiện trị giá 130 tỷ Euro của EU trước khi tiến hành một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Việc ông Lucas Papademos là người đứng đầu của chính phủ liên minh mới tại Hy Lạp đã gây ra phản ứng khác nhau của các bên đối lập, còn người dân Hy Lạp thì tỏ ra hoài nghi về hiệu quả mà chính phủ mới có thể mang lại.
Trong khi đó, các quan chức châu Âu ngay lập tức đã có phản ứng tích cực với những diễn biến mới ở Hy Lạp. Trong một tuyên bố chung, Chủ tịch thường trực EU Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cho rằng thỏa thuận về việc thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc sẽ mở ra một chương mới đối với đất nước Hy Lạp, đồng thời nhấn mạnh điều quan trọng là chính phủ mới của Hy Lạp phải gửi một thông điệp mạnh mẽ, để thuyết phục các đối tác châu Âu rằng Aten sẽ thực hiện những gì đã cam kết nhằm giảm nợ công.
Các chỉ số chứng khoán trên các thị trường chủ yếu của châu Âu đã tăng trở lại nhờ những hy vọng rằng Hy Lạp và Italia sắp đạt được khai thông trong các kế hoạch thành lập các chính phủ mới để giúp lãnh đạo các nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ nần.
Tuy nhiên, Hy Lạp vẫn chưa đề ra thời điểm cụ thể cho cuộc bầu cử trước thời hạn do phe đối lập đòi hỏi trước đây.
Trong số các vấn đề cần được làm rõ, còn có tỉ lệ các đại biểu đối lập cánh hữu trong tân chính phủ, cũng như việc đề cử Bộ trưởng Tài chính, vốn rất quan trọng trong tiến trình thương lượng tái cấu trúc nợ trong tương lai.
Giang Nam
(Tổng hợp)
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc