Multimedia Đọc Báo in

Nhà phân phối ngoại "ồ ạt" vào Việt Nam

16:50, 24/04/2012

Các tập đoàn bán lẻ như Dairy Farm của Hồng Kông, tập đoàn số 1 thế giới Wal Mart của Mỹ; Carre Four đứng thứ 2 thế giới của Pháp, Tesco của Anh… cũng đã kịp có mặt tại Việt Nam đã khiến các nhà bán lẻ trong nước như ngồi trên đống lửa.

Tập đoàn bán lẻ Lotter Mart đã tăng vốn đầu tư từ 15 lên 50 triệu USD; Tập đoàn Metro Cash & Carry khai trương liền một  lúc 2 trung tâm với số vốn đầu tư 33 triệu USD và tiếp tục hình thành 1 trung tâm nữa vào đầu năm nay. Cùng lúc, Tập đoàn E - Mart của Hàn Quốc hợp tác với đối tác U&I có vốn ban đầu là 80 triệu USD cũng có kế hoạch tăng vốn đầu tư lên 1 tỷ USD để thực hiện tham vọng mở 52 siêu thị tại Việt Nam. Rồi nhà phân phối Aeon của Nhật cũng dự kiến đầu tư 100 triệu USD vào thị trường bán lẻ nội địa vào năm 2014..

Khách mua hàng tại Co.opMart Buôn Ma Thuột (ảnh minh họa)

Không chịu lép vế, nhà bán lẻ Co.op Mart hiện đã có tới 55 siêu thị, 35 cửa hàng Co.op Food và 103 cửa hàng Co.op Mart trải đều trên cả nước cũng đã đặt mục tiêu phát triển thành 100 siêu thị Co.op Mart; 120 Co.op Food và 200 cửa hàng Co.op vào năm 2015. Điều này cho thấy sức hấp dẫn cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là với các đô thị lớn như TP HCM, Hà Nội… trong những năm tới.



Theo CAND


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.