Multimedia Đọc Báo in

Đưa “Nghệ thuật truyền khẩu sử thi Tây Nguyên” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới

20:50, 21/01/2013

Trong khuôn khổ chương trình “Bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa các dân tộc ở Dak Lak trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, UBND tỉnh Dak Lak đã chỉ đạo Sở VH-TT-DL cùng các sở, ngành liên quan tiến hành lập hồ sơ khoa học “Nghệ thuật truyền khẩu sử thi Tây Nguyên” để đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới phối hợp với các bộ, ngành Trung ương trình UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.

Cũng nằm trong chương trình trên, UBND tỉnh cũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục lập hồ sơ các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trình Bộ VH-TT-DL xét công nhận Di tích quốc gia (hiện đã có 15 di tích được công nhận). Xây dựng kế hoạch trùng tu, bảo quản, khai thác các di tích được xếp hạng nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của du khách trong nước và quốc tế (giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến 2020). Theo đó, UBND tỉnh cũng đã có văn bản đề nghị các sở, ngành chức năng tăng cường phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, trong đó đặc biệt chú trọng đến các giá trị văn hóa truyền thống như: lễ hội, cồng chiêng, sử thi, nhà dài và thổ cẩm của các dân tộc bản địa.

                                                                                                                      Đ .Đ 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.