Multimedia Đọc Báo in

Vốn cho chương trình kiên cố hóa kênh mương chỉ đáp ứng khoảng 12% nhu cầu

10:29, 23/08/2013

Chương trình kiên cố hóa kênh mương đã được HĐND tỉnh Dak Lak thông qua tại Nghị quyết số 42/2011/NQ-HĐND ngày 22-12-2011, trong đó tổng số vốn để hoàn thành chương trình từ năm 2012 đến 2015 là 600 tỷ đồng, chia đều mỗi năm là 150 tỷ đồng.

Người dân tham gia nạo vét kênh mương ở huyện Krông Ana
Người dân tham gia nạo vét kênh mương ở huyện Krông Ana

Tuy nhiên, theo ông Phạm Tiến San, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Dak Lak) cho biết thì sau gần 2 năm triển khai thực hiện nghị quyết, thực tế vốn bố trí cho các công trình kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh mới gần 40 tỷ đồng (ước hơn 12% nhu cầu vốn theo nghị quyết đã đề ra). Nguồn vốn bố trí ít ỏi, lại cộng thêm phát sinh một số vấn đề như: sau khi giao vốn từ chương trình kiên cố hóa kênh mương phải bố trí vốn trả nợ các công trình đã thi công trước đó, trong đó có công trình không thuộc danh mục được ghi nhận theo nghị quyết của HĐND tỉnh đã đề ra.
Cũng theo ông San, với tiến độ bố trí vốn như thời gian qua thì đến hết năm 2015, chương trình kiên cố hóa kênh mương khó có thể hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết 42 đã đề ra.

Việt Cường
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.