Multimedia Đọc Báo in

Phê duyệt chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020

10:21, 14/07/2011

Bộ GTVT vừa phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn (GTNT) Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, phấn đấu 100% đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa,  đường xã tối thiểu là 70%.

Đến năm 2020, tối thiểu 70% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa

Mục tiêu của Chiến lược đến năm 2020 là sẽ từng bước kiên cố hóa cầu cống trên đường GTNT; xóa bỏ hết cầu khỉ, đặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các bến ngang, cảng sông đến năm 2020 đạt bình quân 1 cảng hoặc bến/xã tại các vùng có thể sử dụng vận tải sông phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, phát triển giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

Xe buýt là phương tiện vận tải hành khách thông dụng ở Dak Lak


Về vận tải, Bộ chủ trương tổ chức dịch vụ vận tải hành khách công cộng thuận lợi từ trung tâm huyện về các trung tâm xã, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người nông dân sống ở khu vực nông thôn và phục vụ phát triển của vùng nông thôn. Cụ thể, đến năm 2020, sẽ phát triển các loại phương tiện vận tải phù hợp với địa hình, kết cấu hạ tầng giao thông và nhu cầu đi lại của người dân khu vực nông thôn. Phấn đấu 100% các huyện có bến xe khách tại trung tâm, tối thiểu đạt loại 4. Bố trí điểm dừng, đỗ tại trung tâm xã dọc theo các quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có tuyến vận tải khách công cộng. Đồng thời, phấn đấu 100% các huyện có bến bãi phục vụ hàng hóa nông nghiệp, tổ chức các dịch vụ sửa chữa phương tiện tại các trung tâm huyện.


Nguồn: Báo GTVT

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Nâng cao vai trò, tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Buôn Đôn
Sau 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Buôn Đôn.