Multimedia Đọc Báo in

Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2012-2017: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội

16:55, 12/09/2012

Trong 2 ngày 11 và 12-9, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh đã diễn ra Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2012-2017. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Hoan Niê Kdăm; đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, UBMTTQVN tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, TP. Buôn Ma Thuột; Chư tôn Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh: Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Dak Nông, TP. Hồ Chí Minh; Chư tăng ni trụ trì các tự viện; Ban đại diện các huyện, thị hội, các chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường và các phật tử tiêu biểu trong tỉnh.

1
Các đại biểu tham dự Đại hội

Trong nhiệm kỳ V (2007-2012), Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (BTSPGT) đã kiện toàn nhân sự các ban chuyên ngành, hoàn thiện hệ thống hành chánh từ Văn phòng BTS tỉnh đến các huyện, thị hội và đơn vị cơ sở. Công tác phát triển tăng sự được chú trọng, toàn tỉnh hiện có 162 chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường, thiền viện, tăng 30 cơ sở so với nhiệm kỳ trước; số tăng, ni phát triển từ 189 người lên 375 người; bổ nhiệm trụ trì cho 55 tăng, ni; đào tạo được 114 tăng, ni tốt nghiệp các cấp Phật học. Bên cạnh đó, BTSPGT đã phối hợp tổ chức thành công khóa bồi dưỡng Hoằng pháp cho các tỉnh, thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên; mở các lớp giáo lý căn bản; tổ chức trang nghiêm, trọng thể các Đại lễ Phật đản, Vu Lan, Lễ hội Dược Sư, Đại trai đàn cầu siêu bạt độ anh linh Anh hùng Liệt sĩ nhân dịp 27-7 hằng năm… Ngoài ra, BTSPG tỉnh cũng phát triển mạnh các đạo tràng tu tập tại hầu hết các tự viện, tịnh xá; tổ chức Quy y Tam bảo cho trên 2.000 phật tử dân tộc ít người; dịch và xuất bản 2 đầu sách phục vụ cho việc tu học của phật tử dân tộc Êđê; xuất bản ấn phẩm “Vô ưu” với 84.700 ấn bản, phát hành trong và ngoài tỉnh… Trong công tác từ thiện xã hội, BTSPGT, Ban Từ thiện xã hội tỉnh đã vận động các mạnh thường quân, đồng bào phật tử đóng góp xây dựng 23 nhà tình thương, 2 giếng nước; tổ chức bếp ăn, bát cháo tình thương, cứu trợ thiên tai, khám bệnh, cấp phát thuốc, tặng xe lăn, dụng cụ học tập, học bổng... cho học sinh nghèo, nạn nhân da cam, đối tượng chính sách, neo đơn, tàn tật… trị giá trên 23,5 tỷ đồng.

2
Các cá nhân hoàn thành công tác Phật sự nhiệm kỳ 2007-2012 nhận Bằng Tuyên dương công đức do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao tặng

Trong chương trình hoạt động Phật sự lần thứ VI nhiệm kỳ 2012-2017, BTSPGT tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau: tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Phật giáo các cấp; mở khóa bồi dưỡng hành chính, học tập nội quy hoạt động của Giáo hội, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; củng cố, kiện toàn, phát triển các đạo tràng; hoàn chỉnh cuốn “Lịch sử chùa Dak Lak”; tăng cường công tác từ thiện xã hội…

3
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Hoan Niê Kdăm trao tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể...

Đại hội thống nhất bầu BTSPGT lần thứ VI nhiệm kỳ 2012-2017 gồm 46 thành viên do Thượng tọa Thích Châu Quang làm Trưởng ban.

4
và cá nhân có nhiều thành tích trong xây dựng Hội Phật giáo tỉnh nhiệm kỳ 2007-2012

Nhân dịp này, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tặng Bằng Tuyên dương công đức 8 tập thể, 6 cá nhân đã hoàn thành công tác Phật sự nhiệm kỳ 2007-2012; UBND tỉnh tặng Bằng khen 5 tập thể, 8 cá nhân có nhiều thành tích trong xây dựng Hội Phật giáo tỉnh; UBMTTQVN tỉnh tặng Bằng khen 2 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác xã hội.

5
Ban Trị sự Phật giáo tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2012-2017 ra mắt nhận nhiệm vụ

Phát biểu tại Đại hội, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Trần Quang Vinh đã ghi nhận những đóng góp của BTSPGT cũng như các tăng, ni, phật tử trong việc xây dựng nếp sống đạo lành mạnh, hướng thiện, bài trừ mê tín dị đoan; hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Đồng thời mong muốn, BTSPGT phát huy hơn nữa những truyền thống của văn hóa Phật giáo Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, vận động bà con phật tử hăng hái tham gia phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, gắn việc thực hiện nhiệm vụ hoằng dương Phật pháp với việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, thực hiện tốt phương châm hoạt động “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.

Nguyễn Xuân
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.