Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Năng kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập

21:46, 10/11/2012

Ngày 9-11, huyện Krông Năng đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập. Ông Cao Đức Khiêm- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Y Dhăm Ênuôl- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đến dự.


Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm


Huyện Krông Năng được thành lập theo Quyết định số 212/HĐBT, ngày 9-11-1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở tách ra từ huyện Krông Buk, có diện tích tự nhiên 61.479 ha, gồm 6 xã với số dân gần 20.000 người. Sau 25 năm phát triển, đến nay, huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Toàn huyện có 11 xã và 1 thị trấn, với số dân gần 123.000 người. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp- xây dựng, chiếm 17%, nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 63%, dịch vụ 19%; tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 ước đạt từ 10-11%; giá trị sản xuất bình quân đầu người ước đạt 23- 24 triệu đồng/ người/ năm. Đến nay, đã có trên 80% tuyến đường huyện và 30% đường xã được nhựa hóa, cứng hóa; 86% thôn, buôn có điện và 95% số hộ được sử dụng điện. Cùng với đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được chú trọng, tỷ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn đạt trên 19%.

Ông Y Dhăm Ênuôl phát biểu tại buổi lễ


Phát biểu tại buổi lễ, ông Y Dhăm Ênuôl đánh giá cao những nỗ lực của Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Krông Năng trong thời gian qua; đồng thời đề nghị trong thời gian tới huyện cần khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chú trọng đầu tư phát triển giáo dục, y tế, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn; gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh…


Đ. L


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.