Multimedia Đọc Báo in

Điều chỉnh giá bán than cho ngành điện

21:08, 30/04/2013

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Văn Biên cho biết, với việc được chấp thuận tăng giá than bán cho ngành điện từ ngày 20-4 giúp cho ngành than giảm một phần khó khăn trong bối cảnh giá than xuất khẩu giảm và chi phí khai thác tăng.

 Theo ông Biên, thị trường tiêu thụ than năm 2013 vẫn còn khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Trong quý I-2013, giá than bán cho ngành điện bằng 71-73% giá thành năm 2011 đã kiểm toán và bằng 63 - 66% giá thành năm 2013. Tổng lượng than quý I-2013 bán cho điện thấp hơn giá thành năm 2013 khoảng 1.500 tỷ đồng, do đó Vinacomin gặp khó khăn về cân đối tài chính. Theo ông Biên, dù tăng giá than nhưng cũng mới chỉ bằng 85-87% giá thành sản xuất năm 2013. Trong khi đó, theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến 2030, nhu cầu vốn cho đầu tư, phát triển các mỏ than rất lớn, chỉ riêng cho sản xuất than là 22.000 – 25.000 tỷ đồng/năm.

 Giá bán than cho ngành điện được điều chỉnh tăng từ ngày 20-4 (ảnh minh họa)
Năm 2013, sản lượng Vinacomin được giao khai thác là 43 triệu tấn than, trong đó ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước vào khoảng 28 - 28,5 triệu tấn. Với thị trường xuất khẩu, nếu giá không tăng, Vinacomin sẽ xem xét chỉ xuất khẩu ở mức phù hợp. Cũng theo ông Biên, với giá than bán cho ngành điện được điều chỉnh, cộng với chính sách thuế ổn định ở mức hợp lý sẽ giúp cho ngành than từng bước ổn định và chuẩn bị tốt nguồn than cho các nhu cầu tăng cao trong các năm tới. Hiện Vinacomin đề xuất cơ chế điều chỉnh thuế xuất khẩu than. Theo đó, khi giá than bình quân tính theo loại than cám 11AHG dưới 75 USD/tấn, thuế suất là 10%; từ 75- dưới 85 USD/tấn, thuế suất là 15%; trên 85 USD/ tấn, thuế suất là 20%.
 
Theo Chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.