Multimedia Đọc Báo in

Họp bàn thống nhất một số nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh

16:03, 26/08/2014

Sáng 26-8, UBND tỉnh tổ chức họp thống nhất một số nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh.

Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo các sở, Liên đoàn Lao động tỉnh, UBND TP. Buôn Ma Thuột, Công ty Cổ phần vận tải hành khách công cộng và Bến xe Dak Lak. Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Trọng Hải chủ trì cuộc họp.

Toàn cảnh cuộc họp (Ảnh: Lê Hiếu)
Toàn cảnh cuộc họp (Ảnh: Lê Hiếu)

Cuộc họp đã nghe và thống nhất với báo cáo giải trình của Sở Nội vụ về việc chênh lệch diện tích tự nhiên ở khu vực quản lý chưa thống nhất đường địa giới hành chính giữa tỉnh Dak Lak và Khánh Hòa. Về việc quy hoạch và đầu tư Bến xe phía Bắc Buôn Ma Thuột, trên cơ sở xem xét các ý kiến thảo luận của các sở, ngành, các đại biểu đã thống nhất: theo định hướng quy hoạch sẽ di dời, đầu tư xây dựng Bến xe Liên tỉnh nằm trên đường vành đai phía Tây (khu vực nhà máy Bia), nhưng trước mắt vị trí cũng như tên gọi Bến xe Liên tỉnh phía Bắc Buôn Ma Thuột hiện tại vẫn giữ nguyên cho đến năm 2025, theo đó trong quá trình chỉnh trang, sửa chữa, doanh nghiệp cần nghiên cứu, tính toán, cân đối đầu tư cho phù hợp.

Đối với quy định lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hoá thạch, lò vòng cải tiến không sử dụng nhiên liệu hoá thạch mà sử dụng phế liệu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, các đại biểu thống nhất quan điểm là sử dụng gạch không nung. Theo đó sẽ áp dụng các giải pháp để từng bước chấm dứt cũng như không cấp phép đầu tư mới cho những lò sản xuất gạch không đúng theo quy định, những cơ sở nằm trong khu vực gây ảnh hưởng đến môi trường dân cư; các dự án đã hoàn thành xây dựng thì có kế hoạch chuyển đổi, đồng thời có chính sách khuyến khích đối với những cơ sở đầu tư công nghệ mới.

Đàm Thuần


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.