Multimedia Đọc Báo in

Trung tâm Dạy nghề huyện Buôn Đôn: Đào tạo nghề cho 633 lao động nông thôn

20:53, 06/07/2015

Từ năm 2012 đến hết tháng 6-2015, Trung tâm Dạy nghề huyện Buôn Đôn đã tổ chức được 20 lớp đào tạo nghề cho 633 lao động nông thôn, trong đó có 16 lớp dạy nghề nông nghiệp và 4 lớp dạy nghề phi nông nghiệp.

1
Do chưa đủ trang thiết bị nên nghề May công nghiệp của Trung tâm Dạy nghề huyện Buôn Đôn chưa được cấp giấy phép

Các nghề đã đào tạo gồm: chăn nuôi thú y, chăn nuôi gà, chăn nuôi heo, chăn nuôi bò, trồng và khai thác nấm, trồng và chăm sóc cây cà phê, xây dựng dân dụng và may dân dụng. Từ thực tế trên cho thấy, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện đạt hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do: người dân chưa hiểu hết lợi ích và sự cần thiết của việc học nghề; nguồn kinh phí để đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế; việc dạy nghề lưu động xuống các thôn, buôn gặp nhiều khó khăn; trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn; số nghề được cấp phép còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động; số giáo viên cơ hữu các ngành nghề còn thiếu…

2
Em Nguyễn Thị Mộng Ly (xã Ea Nuôl) đã có việc làm thêm ổn định sau khi học nghề May dân dụng ở Trung tâm Dạy nghề huyện Buôn Đôn

Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thời gian tới, Trung tâm tiếp tục xin bổ sung giấy phép dạy nghề may công nghiệp, kỹ thuật nấu ăn; đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người học; đổi mới phương pháp dạy nghề phù hợp và mang lại hiệu quả cao; liên kết với các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh để học viên có nhu cầu có thể học lên trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm; chăm lo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý…

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.