Multimedia Đọc Báo in

Kế hoạch triển khai thực hiện lộ trình phân phối xăng sinh học E5, E10 trên địa bàn tỉnh

09:35, 05/11/2015

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện lộ trình phân phối xăng sinh  học E5, E10 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, từ ngày 1-12-2015, xăng E5 được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên địa bàn tỉnh và  đối với xăng E10 sẽ bắt đầu từ ngày 1-12-2017.
Để thực hiện lộ trình trên, UBND tỉnh yêu cầu từ 1-12-2015, tất cả các xe ôtô, mô tô (sử dụng xăng) thuộc Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh đưa vào sử dụng xăng E5 trong quá trình vận hành. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, công bố các tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép sử dụng nhiên liệu sinh học, quảng bá về lợi ích của việc sử dụng xăng sinh học trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các doanh nghiệp (DN) đầu mối vận động và có các chính sách như cải hóa bồn bể, hoa hồng và  truyền thông nhằm hỗ trợ các tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu tham gia phân phối xăng sinh học. Riêng đối với các tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu cần chủ động phối hợp với các DN đầu mối nâng cấp, cải tạo sửa chữa cột bơm, bể chứa, đăng ký sản lượng về nguồn cung, tổ chức bán lẻ đến người tiêu dùng… để thực hiện kế  hoạch trên.

Khách mua xăng tại đại lý của Công ty xăng dầu Nam Tây Nguyên - một trong những đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu lớn  trên  địa bàn tỉnh


UBND tỉnh cũng phân công trách nhiệm  cụ thể đối với các sở có liên quan như: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Thông tin - Truyền thông, Giao thông Vận tải, Tài chính và UBND các huyện,  thị xã, thành phố tiến hành kiểm tra, vận động, bố trí kinh phí, tổ chức thực hiện kế hoạch trên theo đúng lộ trình đề ra. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để xem xét, quyết định.

Đỗ Lan




 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.