Multimedia Đọc Báo in

Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Thái ở huyện Cư M'gar

11:03, 08/11/2015

Cứ hai năm một lần, đồng bào Thái từ huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An di cư vào xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar lập nghiệp lại tổ chức Lễ hội mừng lúa mới tại Nhà sinh hoạt cộng đồng buôn Thái.

Lễ hội năm nay diễn ra trong một ngày (7-11) với hai phần: lễ và hội. Theo đó phần lễ gồm các nghi thức cúng mừng lúa mới, tạ ơn trời đất, diễn tấu cồng chiêng; phần hội trở nên sôi nổi với các trò chơi dân gian như múa xòe, nhảy sạp, ném còn, tòn lòng (gõ máng) và giao lưu ẩm thực với các món ăn truyền thống đặc trưng: khẩu nướng (xôi), khẩu hàn (cốm), chỉn giáng (thịt bò xông khói), tải pơ ooc (bò tái trộn lá chua), pá pỉnh (cá nướng) và rượu cần… đã thu hút đông đảo bà con trên địa bàn đến tham gia và vui với lễ hội. Đây là nghi lễ được người Thái rất coi trọng bởi họ quan niệm, để có mùa vàng bội thu thì sự phù hộ của các vị thần, đất trời, tổ tiên rất quan trọng. Do đó, vào giữa mùa gặt lúa, buôn làng sẽ tổ chức lễ cúng lúa mới nhằm tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho mọi nhà sức khỏe, xóm làng yên vui, mưa thuận gió hòa, thóc lúa đầy kho, mùa màng bội thu.

Được biết, buôn Thái hiện có 195 hộ, trong đó trên 85% là đồng bào Thái vào Tây nguyên sinh sống, lập nghiệp đã 20 năm nay, nhưng người Thái ở đây vẫn lưu giữ và phát huy những nét đặc sắc trong văn hóa, phong tục, ẩm thực của dân tộc mình trên miền đất mới. Lễ hội này được người dân coi là ngày hội lớn của buôn, xếp sau Tết Nguyên đán truyền thống của dân tộc Việt.

Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ hội:

Dâng mâm tế lễ

 

Điệu múa trống truyền thống cất lên...

 

... múa sạp mừng lễ hội

 

Nam thanh nữ tú hào hứng với trò chơi ném còn

 

và không thể thiếu trò giõ máng (tòn lòng) trong dịp này

 

Phụ nữ trong buôn chuẩn bị những món ẩm thực truyền thống

 

Bà con cùng nhau kết thành vòng xoan đoàn kết trong ngày hội

 

 
Đỗ Lan
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.