Multimedia Đọc Báo in

Chương trình "Gặp gỡ địa phương – Ngoại giao đoàn" năm 2016: Thảo luận nhiều nội dung quan trọng về phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên

17:35, 08/06/2016
Chính thức khai mạc vào sáng 9-6, Chương trình “Gặp gỡ địa phương – Ngoại giao đoàn” năm 2016 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức sẽ diễn ra với nhiều nội dung quan trọng.
 
Theo đó, nội dung Chương trình gồm 3 phiên thảo luận chính với các chủ đề: “Tiềm năng liên kết kinh tế vùng Tây Nguyên và nâng cao sức cạnh tranh của vùng”, “ Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Nguyên và nâng cao chuỗi giá trị nông sản”, “Phát triển du lịch bền vững và bảo tồn giá trị văn hóa vùng Tây Nguyên”. Bên cạnh đó, Ngoại giao đoàn còn có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về cơ hội xúc tiến đầu tư vào tỉnh cùng nhiều hoạt động phụ trợ khác như: thăm và tặng quà từ thiện tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh; tham quan một số mô hình nông nghiệp hộ gia đình và các khu di tích, danh thắng…
 
Chương trình có sự tham dự của lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên, đại sứ, tổng lãnh sự, đại diện các cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và một số doanh nghiệp tiêu biểu vùng Tây Nguyên. Đến nay đã có 24 cơ quan đăng ký tham dự; trong đó có các cơ quan đến từ các nước thuộc Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Nam Á Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Mỹ, Tây Á, Châu Phi, các tổ chức quốc tế và Hiệp hội các doanh nghiệp nước ngoài. 
 
Đây là sự kiện quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các địa phương và doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên có cơ hội tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế, qua đó góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh, xúc tiến hợp tác, đầu tư hiệu quả cho các địa phương trong vùng.
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.