Multimedia Đọc Báo in

Dự án hỗ trợ phát triển khu vực biên giới: Phải bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả

14:20, 15/06/2016
Sáng 14-6, tại TP. Buôn Ma Thuột, đoàn công tác Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) do Chuyên gia cao cấp về giao thông của ADB Arto Ahonen dẫn đầu tiếp tục có buổi làm việc với các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước về những chi tiết cuối cùng trước khi ký kết biên bản ghi nhớ Dự án hỗ trợ phát triển khu vực biên giới. 
 
Sau rất nhiều cuộc làm việc, giữa ADB và các tỉnh vẫn còn tồn tại một số khác biệt nhất định như phương thức đấu thầu các công trình; cơ cấu tổ chức quản lý Dự án; chi phí và kế hoạch tài chính của Dự án...  
Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc
Theo quan điểm của ADB, Dự án, nhất là hợp phần cải thiện, kết nối đường bộ phải được đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) nhằm bảo đảm minh bạch, công bằng, hiệu quả; cơ cấu quản lý Dự án cần bảo đảm có khả năng thực hiện hiệu quả.
 
Tại buổi làm việc, với vai trò là đơn vị đầu mối, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Dhăm Ênuôl cho rằng, các địa phương không chỉ thụ hưởng Dự án mà còn phải đáp ứng số vốn đối ứng rất lớn nên phải có giải pháp dung hòa yêu cầu của ADB và phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. Do vậy, việc đấu thầu các công trình sẽ phải được thực hiện theo hình thức đấu thầu trong nước (NCB) có kiểm soát trước, hồ sơ thầu được chào bán rộng rãi bằng hai ngôn ngữ Việt, Anh có giá trị như nhau; các địa phương cam kết cơ cấu quản lý Dự án sẽ lựa chọn bảo đảm tối ưu nhất, giảm thiểu chi phí quản lý và tuân thủ những quy định của Chính phủ và pháp luật Việt Nam. Đại diện ADB đã cơ bản thống nhất với những đề xuất trên của các tỉnh.
 
Được biết tổng kinh phí của Dự án là 122,1 triệu USD, trong đó ADB cho vay 106,5 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của các địa phương. Khoản vay từ ADB có thời hạn 32 năm, ân hạn 8 năm, với lãi suất 1%/năm trong thời gian ân hạn và 1,5%/năm thời gian sau đó. Theo lộ trình, Dự án này sẽ được chính thức ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và ADB vào ngày 20-6 tới tại Hà Nội và khoản vay sẽ có hiệu lực vào ngày 15-4-2017.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.