Multimedia Đọc Báo in

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018

16:29, 12/04/2018

Sáng 12-4, Ban Chỉ đạo Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh đã phát động Tháng hành động vì ATTP năm 2018.

Với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”, ngoài các hoạt động thường xuyên, Tháng hành động vì ATTP năm 2018 (diễn ra từ 15-4 đến 15-5) còn tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn.

Việc phát động còn gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác ATTP; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị xã hội trong đảm bảo ATTP; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra chất lượng thực phẩm tại một cơ sở kinh doanh trong Tháng hành động vì ATTP năm 2017.
Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra chất lượng thực phẩm tại một cơ sở kinh doanh trong Tháng hành động vì ATTP năm 2017.

Bên cạnh đó, trong Tháng hành động vì ATTP năm 2018, Ban Chỉ đạo Bảo đảm VSATTP tỉnh cũng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, đánh giá việc triển khai Tháng hành động của các cấp, ngành và việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm. Thông qua đợt thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về ATTP, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP.

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.