Multimedia Đọc Báo in

Cuộc thi Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk năm 2018: Tập huấn cho các đề án vào vòng chung kết

15:57, 04/10/2018

Nhằm trang bị cho các thí sinh tham gia Cuộc thi Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk năm 2018 những kiến thức nền tảng về khởi nghiệp, trong 2 ngày (4 và 5-10), tại Không gian làm việc chung về khởi nghiệp, Ban tổ chức cuộc thi đã mở lớp tập huấn cho 31 đề án được vào vòng chung kết và 21 dự án tiềm năng được Ban tổ chức lựa chọn để tiếp tục đào tạo, hướng dẫn phát triển.

Tại lớp tập huấn, các tác giả, nhóm tác giả có ý tưởng được lựa chọn vào vòng chung kết đã được các chuyên gia đến từ Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (VSF) giới thiệu một số chuyên đề liên quan đến khởi nghiệp.

Đông đảo các học viên tham gia lớp tập huấn
Đông đảo các học viên tham gia lớp tập huấn

Trong đó, tập trung vào một số chuyên đề như: Hình thành ý tưởng và lựa chọn cơ hội kinh doanh; Các bước để xây dựng dự án sản xuất kinh doanh; Cách lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình Lean Canvas (mô hình giúp xây dựng hoặc phân tích một mô hình kinh doanh trên một trang giấy trong khoảng 20 – 30 phút); Kỹ năng trình bày, thuyết trình cho một đề án; Thay đổi quan điểm khởi nghiệp với “Lean startup” – khởi nghiệp tinh gọn (là phương pháp hiệu quả dành cho những người đã và đang khởi nghiệp tập trung vào việc có thể tung ra thị trường sản phẩm tối giản một cách nhanh nhất).

cùng làm việc nhóm xây dựng kế hoạch kinh doanh
Các học viên cùng làm việc nhóm bài tập xây dựng kế hoạch kinh doanh theo mô hình Lean Canvas.

Các tác giả, nhóm tác giả cùng tự nhìn nhận và trải nghiệm, chia sẻ về những khó khăn, những bài học trên bước đường kinh doanh và khởi nghiệp để từ đó hoàn thiện đề án, sẵn sàng cho vòng thi chung kết sắp tới.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.