Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường phối hợp phòng, chống hoạt động phạm tội về tiền giả

21:49, 24/10/2018
Chiều 23-10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk, Công an tỉnh và Bộ đội Biên phòng tỉnh (gọi tắt là ba bên) đã ký kết Quy chế phối hợp về phòng, chống hoạt động phạm tội về tiền giả.
 
Theo đó, lãnh đạo các đơn vị đã thống nhất nội dung Quy chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa ba bên, đáp ứng yêu cầu về công tác phòng, chống các hoạt động phạm tội về tiền giả, bảo vệ đồng tiền Việt Nam trong tình hình mới. Cụ thể, ba bên thống nhất trao đổi các thông tin với nhau thông qua các văn bản pháp lý liên quan đến nghiệp vụ phòng, chống và xử lý tiền giả; công tác phòng, chống các hoạt động phạm tội về tiền giả; thông tin chung về tình hình hoạt động, sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và lưu hành tiền giả... để xây dựng phương án, kế hoạch nghiệp vụ đấu tranh phù hợp, kịp thời. Đồng thời, phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công nhân viên và nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và phương thức, thủ đoạn của tội phạm tiền giả; phối hợp thẩm tra, xác minh, kiểm tra nghiệp vụ các thông tin thực hiện hoạt động nghiệp vụ phòng, chống các hoạt động phạm tội về tiền giả...
 
Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk, Công an tỉnh và Bộ đội Biên phòng tỉnh ký kết Quy chế phối hợp
Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk, Công an tỉnh và Bộ đội Biên phòng tỉnh ký kết Quy chế phối hợp
 
Quy chế này áp dụng đối với cán bộ, chiến sĩ các phòng, ban, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk, Công an tỉnh và Bộ đội Biên phòng tỉnh. Thực hiện dựa trên các nguyên tắc: các bên chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyệt đối chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật về lực lượng, phương tiện… Hoạt động phối hợp phải thực hiện theo chương trình kế hoạch được thống nhất, bảo đảm nhanh chóng, chính xác, khách quan và hiệu quả.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.