Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT cho các cơ quan báo chí

18:38, 06/12/2018

Sáng 6-12, tại TP.Buôn Ma Thuột, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho lãnh đạo, phóng viên, chuyên viên các cơ quan báo chí, Sở TT&TT các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đại diện các vụ, ban nghiệp vụ thuộc BHXH Việt Nam phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHYT, BHXH; cải cách thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam; những thay đổi về chính sách BHYT, BHXH trong năm 2018; vai trò, trách nhiệm định hướng của báo chí trong công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT…

BHXH Việt Nam phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.
Cán bộ BHXH Việt Nam phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) nhấn mạnh, sau Hội nghị này, các Sở TT&TT cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động các cấp các ngành, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội và các cá nhân nhận thức về thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân đến năm 2020; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ thông tin ở cơ sở; đồng thời chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tích cực tuyên truyền về lợi ích khi tham gia BHXH, BHYT phù hợp với đặc thù mỗi địa phương và vùng miền.

Ông
Ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) phát biểu tại Hội nghị.

Đối với các cơ quan báo chí, cần tuyên truyền đồng bộ, có trọng tâm, đa dạng về phương thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng miền, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong việc thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT; có nhiều tác phẩm tốt, đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác BHXH, BHYT để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân đến năm 2020.

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.