Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường các biện pháp chủ động ứng phó với dịch tả lợn châu Phi

10:36, 16/03/2019

Theo ông Thuỷ Lệ Vũ, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, mặc dù đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chưa xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, song công tác phòng, chống dịch bệnh này đang được các cấp chính quyền và ngành Thú y triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ.

Cụ thể, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Thú y cũng như chính quyền các địa phương, các cơ sở chăn nuôi, mua bán, giết mổ và người dân trên địa bàn chủ động nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với Chi cục thú y Vùng 5 thành lập đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc phòng chống dịch bệnh tại cửa khẩu biên giới Đắk Ruê đóng chân trên địa bàn xã Ea Bung, huyện Ea Súp; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, ngăn chặn vi rút dịch tả lợn châu Phi xâm nhập.

Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Ea Kar phun hóa chất
Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Ea Kar phun hóa chất khử trùng phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại chợ Ea Đar.

Đối với giải pháp trọng tâm, ông Thuỷ Lệ Vũ cho biết thêm, Chi cục đã có kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp và xây dựng chốt kiểm dịch tạm thời trên đường Đông Trường Sơn vừa đưa vào khai thác để kiểm tra các xe chở gia súc từ Bắc vào Nam và ngược lại đi qua địa bàn tỉnh. Đồng thời thành lập một đội phản ứng nhanh tại Chi cục có nhiệm vụ trực tiếp đi xuống địa phương khi có dịch xảy ra. Ngoài ra, các trạm thú y huyện cũng tăng cường kiểm tra, giám sát khi có xe vận chuyển heo đi qua địa phương.

Được biết, Đắk Lắk hiện là địa phương có tổng đàn lợn lớn nhất vùng Tây Nguyên với gần 800.000 con.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.