Multimedia Đọc Báo in

Giải cứu chim Già đẫy Java quý hiếm tại TP.Buôn Ma Thuột

14:55, 16/05/2019

Một cá thể chim quý hiếm bị nuôi nhốt tại hộ dân ở xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) vừa được Chi cục Kiểm lâm vùng IV phối hợp với Hạt Kiểm lâm TP. Buôn Ma Thuột (Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk) giải cứu thành công.

Theo thông tin phản ánh của người dân cho biết hộ anh Hà Văn Quân (thôn 4, xã Ea Kao) đang nuôi trái phép 1 cá thể chim quý hiếm, Chi cục Kiểm lâm vùng IV phối hợp với Hạt Kiểm lâm TP. Buôn Ma Thuột, chính quyền địa phương đã tới làm việc trực tiếp với hộ anh Quân. Theo đó gia đình anh đang nuôi 1 cá thể chim quý hiếm nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam.

aaaa
Anh Hà Văn Quân (thứ 4 từ trái sang) bàn giao chim quý cho các cơ quan chức năng 

Qua quá trình làm việc, đoàn công tác đã định danh được tên loài của cá thể thuộc họ Hạc có tên: Già đẫy Java (tên khoa học là Leptoptilos Javanicus) thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB - theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22-01-2019 của Chính phủ.

aaaa

Chim Già Đẫy Java đã được vườn Quốc Gia Yok Đôn tiếp nhận, kiểm tra sức khỏe, giúp chim tập làm quen với môi trường, tự kiếm ăn trước khi thả về với môi trường tự nhiên

Được biết, vào khoảng tháng 12 - 2018, con chim này bay đến hồ cá nhà ông Quân để kiếm ăn; thấy chim đẹp nên gia đình đã bắt lại. Do không biết đây là loài chim quý hiếm nên gia đình đã giữ lại nuôi trong nhà mà không giao cho các cơ quan chức năng.

aaaa
Cận cảnh loài chim Già đẫy Java quý hiếm

Đoàn công tác đã tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, tầm quan trọng của việc bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam và trên thế giới. Gia đình đã nhận thức các quy định của pháp luật, tự nguyện giao nộp cá thể Già đẫy Java này cho cơ quan chức năng để cứu hộ, tái thả về tự nhiên, để nó có được môi trường sống đảm bảo nhất.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.