Multimedia Đọc Báo in

Xử lý kịp thời ổ dịch tả heo châu Phi đầu tiên xuất hiện tại TP. Buôn Ma Thuột

20:08, 30/05/2019

Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, trên địa bàn Đắk Lắk vừa xuất hiện ổ dịch tả heo châu Phi tại thôn 11, xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột).

Trước đó, ngày 28-5, đàn heo của gia đình ông Lê Văn Bán, thôn 11, xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột) có dấu hiệu bỏ ăn, nôn ói. Nhận được thông báo của hộ gia đình ông Bán, Chi cục đã cử ngay cán bộ xuống gia đình lấy mẫu bệnh phẩm heo bị ốm gửi kiểm nghiệm tại Cục thú y vùng V và VI.

Chiều 30-5, Chi cục thú y vùng V và VI có kết quả trả lời về các mẫu bệnh phẩm heo gửi xét nghiệm là dương tính với vi rút dịch tả heo châu Phi.

ảnh
Lực lượng chức năng rắc vôi bột khử trùng trước khi vận chuyển đàn heo bị dịch đến địa điểm tiêu hủy

Ngay chiều 30-5, Đoàn công tác của Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột Đoàn Ngọc Thượng đã khẩn trương xuống địa phương chỉ đạo công tác dập dịch. Lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn heo (34 con) của gia đình ông Lê Văn Bán, với trọng lượng khoảng 2,5 tấn.

ảnh
Lực lượng chức năng phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chuồng trại chăn nuôi

Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng đã xuất cấp cho xã Hòa Phú 36 lít hóa chất, 1 tấn vôi bột và đầy đủ đồ dùng bảo hộ để thực hiện các biện pháp phun tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, môi trường thôn 11. Đồng thời, cắt cử các bộ tăng cường kiểm tra việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ heo trên địa bàn xã Hòa Phú; triển khai các giải pháp quyết liệt khoanh vùng, ngăn chặn dịch tả heo châu Phi lan trên diện rộng.

ảnh
Đàn heo bị nhiễm vi rút dịch tả heo châu Phi được đem đi chôn lấp tiêu hủy

Được biết, Đắk Lắk là tỉnh thứ 3 ở Tây Nguyên (sau Đắk Nông và Gia Lai), xuất hiện dịch tả heo châu Phi.

Minh Thuận

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.