Multimedia Đọc Báo in

Phụ nữ xã Ea Nuôl phát động phong trào chung tay hạn chế rác thải nhựa

16:40, 23/10/2019

Sáng 23-10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn) tổ chức Lễ phát động phong trào phụ nữ chung tay hạn chế rác thải nhựa.

Tại lễ phát động, Ban Thường vụ Hội LHPN xã xác định trách nhiệm của mỗi hội viên là lực lượng nòng cốt tham gia phối hợp nhằm chung tay bảo vệ môi trường và ra mắt mô hình điểm nhóm “Phụ nữ chung tay hạn chế rác thải nhựa” xã Ea Nuôl gồm 31 thành viên.

Ban Thường vụ Hội LHPN xã trao quyết định ra mắt mô hình điểm Nhóm
Ban Thường vụ Hội LHPN xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn) trao quyết định ra mắt mô hình điểm nhóm "Phụ nữ chung tay hạn chế rác thải nhựa".

Nhóm “Phụ nữ chung tay hạn chế rác thải nhựa” hoạt động nhằm thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa và túi ni lông trong sinh hoạt, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy như: túi ni lông, ống hút, bát, đĩa..., sử dụng một lần chuyển sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng hoặc dễ phân hủy.

Bên cạnh đó, các thành viên trong nhóm còn là những tuyên truyền viên tích cực trong vận động hội viên, phụ nữ và người dân nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ các nguyên tắc trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh và tiêu dùng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần bảo vệ môi trường. Dịp này, Ban Thường vụ Hội LHPN xã đã tặng giỏ sách (nhựa tái chế) đi chợ cho các thành viên.

Đại diện các Chi Hội phụ nữ xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn) ký cam kết thực hiện phong trào phụ nữ chung tay hạn chế rác thải nhựa.
Đại diện các Chi hội Phụ nữ xã Ea Nuôl ký cam kết thực hiện phong trào phụ nữ chung tay hạn chế rác thải nhựa.

Sau lễ phát động, đại diện 17 Chi hội Phụ nữ của xã đã ký cam kết thực hiện và đẩy mạnh phong trào  chung tay hạn chế rác thải nhựa đến từng hội viên.

Hoàng Ân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.