Multimedia Đọc Báo in

Bế giảng lớp truyền dạy đánh cồng chiêng

16:37, 18/12/2019

Sáng 18-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức bế giảng lớp truyền dạy cồng chiêng cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số năm 2019.

Lớp truyền dạy diễn ra từ ngày 23-9 đến ngày 23-11, với 40 học viên theo học.

f
Các học viên nhận Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học truyền dạy đánh cồng chiêng năm 2019.

Sau 2 tháng học, dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các nghệ nhân (A Biu, Y Ninh Byă, Y Tang Byă), các học viên đã nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản về đánh chiêng tre, chiêng đồng của người Êđê và chiêng đồng của người Ba Na; đồng thời, có thể đánh được ba bài chiêng “Đón khách”, “Mừng chiến thắng” và “Đoàn tụ”.

f
Đại diện Câu lạc bộ Cồng chiêng nhận chiêng và áo truyền thống do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cấp.

Tại lễ bế giảng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp một bộ chiêng của người Êđê và 12 cái áo truyền thống cho Câu lạc bộ cồng chiêng Trường Đại học Tây Nguyên; trao Giấy chứng nhận cho 40 học viên đã hoàn thành khóa học .

Sau khóa học, các học viên sẽ trở thành các hạt nhân văn hóa trong Câu lạc bộ Cồng chiêng tham gia biểu diễn tại các sự kiện, hội diễn, liên hoan, giao lưu văn hóa nghệ thuật trong và ngoài trường.

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.