Multimedia Đọc Báo in

Huyện M'Đrắk: Tổng sản lượng lương thực vụ đông xuân đạt hơn 18.900 tấn

15:25, 21/05/2020

Sáng 21-5, UBND huyện M’Đrắk đã tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất vụ đông xuân 2019 – 2020 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2020.

Kết thúc vụ đông xuân 2019 – 2020, toàn huyện gieo trồng được 5.146,4 ha cây trồng các loại, đạt 100,3% kế hoạch; tổng sản lượng lương thực đạt 18.908 tấn.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vào sản xuất đã được chú trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. 

Các đại biểu tham dự hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tuy nhiên, vụ đông xuân 2019 – 2020, tình hình thời tiết diễn biến bất thường và dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại đến nhiều loại cây trồng, vật nuôi của bà con nông dân. Bên cạnh đó, giá cả các loại vật tư nông nghiệp không ổn định, giá nông sản của một số loại cây trồng ở mức thấp. Các công trình thủy lợi bị bồi lắng, khả năng tích trữ nước kém đã khiến hơn 1.116 ha cây trồng bị hạn...

Vụ mùa năm 2020, huyện M’Đrắk phấn đấu gieo trồng 28.970 ha cây trồng các loại; nuôi trồng thủy sản 401 ha; đến cuối năm đàn trâu bò có 23.680 con, heo có 62.900 con; hoàn thành trồng rừng 1.100 ha, quản lý bảo vệ 36.817 ha rừng.

Người dân xã Ea Pil, huyện M’Đrắk thu hoạch nhãn Hương chi. (Ảnh minh họa).
Người dân xã Ea Pil, huyện M'Đrắk thu hoạch nhãn Hương chi. (Ảnh minh họa).

Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, UBND huyện M'Đrắk đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp như: chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng, hữu cơ, an toàn sinh học; đẩy mạnh liên doanh liên kết trong sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp, hợp tác xã để tiêu thụ sản phẩm; nhân rộng mô hình chăn nuôi bán công nghiệp; khắc phục kịp thời những công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp để phục vụ tưới tiêu; chú trọng công tác phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm...

Duy Tiến

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.