Multimedia Đọc Báo in

Trưng dụng 2 cơ sở y tế thành nơi cách ly tập trung, phòng chống dịch Covid-19

15:14, 04/08/2020

Sáng 4-8, Giám đốc Sở Y tế Nay Phi La cho biết, để giảm tải cho Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh, Sở Y tế đã trưng dụng 2 cơ sở y tế thành nơi cách ly tập trung F1, F2 để phòng, chống dịch Covid-19. 

Theo đó 2 cơ sở sẽ được trung dụng thành cơ sở cách ly tập trung là Trung tâm Y tế huyện Krông Búk và Bệnh viện Đa khoa khu vực 333 (huyện Ea Kar). Các cơ sở này sẽ tiếp nhận, điều trị các trường hợp F1, F2, còn công tác tiếp đón, khám chữa bệnh thông thường sẽ được chuyển sang các địa bàn lân cận. Cụ thể, Trung tâm Y tế huyện Krông Búk sẽ trở thành nơi tiếp nhận cách ly các trường hợp F1, F2 của huyện Ea H’leo, Krông Búk và thị xã Buôn Hồ; Bệnh viện 333 tiếp nhận cách ly các trường hợp F1, F2 ở các địa phương M’Đrắk, Ea Kar, Krông Pắc, Cư Mgar. Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh tiếp nhận các trường hợp cách ly của TP. Buôn Ma Thuột, Lắk, Krông Ana, Krông Bông và điều trị các trường hợp dương tính với Sars-CoV-2.

IMG_1727.jpg
Các trường hợp cách ly tại Trung đoàn Cảnh sát cơ động tỉnh.

Cùng với đó, Sở Y tế cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh đưa vào hoạt động các cơ sở cách ly tập trung trước đây đã giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý trong trường hợp tình hình số lượng F1, F2, F3 tăng lên, cơ sở cách ly tập trung của ngành y tế quá tải. Hiện các cơ sở này đều được chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng cho công tác tiếp nhận cách ly tập trung. 

Tính đến trưa ngày 4-8, toàn tỉnh ghi nhận 3 trường hợp mắc Covid-19 và có 86 trường hợp nghi ngờ được cách ly điều trị tại cơ sở y tế; 314 trường hợp cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và 9.903 trường hợp trở về từ vùng dịch (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi…) thực hiện cách ly tại nhà. 

Hoàng Kim Ngọc

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.