Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo về xây dựng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh thành tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

21:42, 20/11/2020

Sáng 20-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH-KT) tỉnh tổ chức Hội thảo tư vấn phản biện “Đề xuất nhiệm vụ và giải pháp để Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh trở thành tổ chức chính trị xã hội vững mạnh”.

Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan và lãnh đạo Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh Kon Tum.

a
 Đại biểu tham dự hội thảo

Hội thảo đã nghe các tham luận: Những nét nổi bật và hạn chế trong 10 năm thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 31-5-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk; Tư vấn, phản biện – Vai trò thành viên của Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh trong Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Vai trò của trí thức khoa học và công nghệ trong hệ thống chính trị và nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương; Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh; Cơ chế chính sách của Nhà nước trong việc đầu tư nguồn lực tài chính cho đội ngũ trí thức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội…

a
Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh Vương Hữu Nhi trình bày tham luận tại hội thảo


Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh được thành lập vào năm 2001, qua hơn 19 năm hoạt động đã tập hợp được 22 hội thành viên và 2 đơn vị trực thuộc với trên 15.000 hội viên. Trong đó, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội là một nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp hội góp phần hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và  pháp luật của Nhà nước cũng như các dự án kinh tế - xã hội  quan trọng của địa phương và trung ương. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động này còn nhiều khó khăn, hạn chế do: kinh phí ít; thời gian để tư vấn, phản biện đối với nhiều đề án quá ngắn; thiếu thông tin khi tham gia thực hiện tư vấn, phản biện; chưa có sự ràng buộc cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị chủ trì đề án; chưa có sự phối hợp giữa các ngành, hiệu quả thấp, chưa tương xứng với tiềm năng đội ngũ trí thức tỉnh nhà…

a
Đại biểu góp ý tại buổi thảo luận

Do đó, để hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội đạt hiệu quả, tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất các vấn đề: cần có quy định pháp luật cụ thể, bắt buộc việc phải lấy ý kiến phản biện của các tổ chức có liên quan đối với những văn bản quy phạm pháp luật, các dự án tác động đến cộng đồng trước khi thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định; các cấp, các ngành cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội; thực hiện tốt các công tác đoàn kết, tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ có trình độ; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan rà soát, tổng hợp kế hoạch nhiệm vụ và dự toán kinh phí dành cho hoạt động này...

 

Thúy Hồng

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.