Multimedia Đọc Báo in

Lễ công bố xã EaTýh (huyện Ea Kar) đạt chuẩn nông thôn mới

16:44, 01/11/2020

Ngày 31-10, UBND huyện Ea Kar đã tổ chức Lễ công bố xã Ea Tih đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Đây là đơn vị thứ ba trong 14 xã của huyện Ea Kar được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Tham dự có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lê Văn Nghĩa; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, các xã, thị trấn; đông đảo người dân trên địa bàn xã cùng lãnh đạo huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

4234
Các đại biểu tham dự buổi lễ

Xã Ea Tih được thành lập ngày 1-12-1988; dân số xã hiện có 8.357 khẩu với 2.297 hộ; có 6 dân tộc anh em sinh sống ở 14 thôn, buôn. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã EaTih đã huy động được trên 25,5 tỷ đồng, trong đó vốn do nhân dân đóng góp trên 2,2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu...

Đến đầu năm 2020, tổng giá trị sản xuất ước đạt 345 tỷ đồng (tăng 128% so với năm 2015); thu nhập bình quân đạt 41 triệu đồng/người/năm (vượt 17% so với nghị quyết và tăng 152% so với năm 2015).

Cơ sở hạ tầng của xã ngày càng phát triển, 100% thôn, buôn và hộ dân đã được sử dụng điện lưới quốc gia; có 4/5 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ trẻ em đúng độ tuổi đến trường đạt 100%. Toàn xã có 89% số hộ, 100% cơ quan đơn vị, trường học, 12/14 thôn, buôn được công nhân danh hiệu văn hóa.

Ngày 10-1-2020, xã Ea Tih được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.

6
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lê Văn Nghĩa trao Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho xã Ea Tih

Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lê Văn Nghĩa ghi nhận, biểu dương chính quyền và nhân dân xã Ea Tih đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời mong muốn cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị về mục tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới, tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị bằng hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, chú trọng công tác bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội.

Xuân Thủy

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.