Multimedia Đọc Báo in

Tập trung tuyên truyền mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào

17:39, 28/12/2020

Ngày 28-12, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ V, khoá III, nhiệm kỳ 2018-2023, tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.


Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào hiện có 8 hội cấp huyện (các huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Ea Kar, Krông Ana, Cư M’gar, Lắk, Krông Bông, Krông Năng và TP. Buôn Ma Thuột), với tổng số 1.479 hội viên đang sinh hoạt. Trong năm 2020, các cấp hội nỗ lực duy trì hoạt động, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên, gia đình hội viên chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước. Bên cạnh đó, Hội giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam các tỉnh Nam Lào, nhất là Tỉnh hội Sê Kông, qua đó góp phần vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.

Trong năm, Tỉnh hội phối hợp tổ chức thăm, tặng 10 suất quà cho các hộ gia đình người Việt gốc Lào tại xã Krông Na (huyện Buôn Đôn), học sinh của tỉnh Sê Kông đang học tập tại Trường PTDT nội trú Tây Nguyên; các cấp hội ủng hộ hơn 60 triệu đồng cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, hạn hán, ngập mặn ở Tây Nguyên, Nam Bộ.

Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.

Năm 2021, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tiếp tục tập trung triển khai toàn diện các hoạt động đối ngoại nhân dân theo tinh thần Chỉ thị 04-CT/TW, ngày 6-7-2011 của Ban Bí thư về “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”; chú trọng tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam và Lào, giữa tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh Nam Lào cũng như phối hợp tổ chức tốt Tết Bunpimay, ngày Quốc khánh của Lào...


Đăng Triều

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.