Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ các gia đình có con bị tai nạn trong vụ sập lò gạch ở huyện Krông Pắc

15:01, 20/05/2021

Sáng 20-5, đại diện Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí miền Trung đã đến thăm hỏi, động viên và trao 19 triệu đồng hỗ trợ 2 gia đình có con bị tai nạn thương tâm trong vụ sập lò gạch xảy ra ở xã Ea Yiêng (huyện Krông Pắc) vào chiều 18-5.

Cụ thể đơn vị hỗ trợ gia đình có cháu nhỏ 8 tháng tuổi tử vong và 2 con bị thương16 triệu đồng; hỗ trợ gia đình còn lại 3 triệu đồng.

 

1
Đại diện Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí miền Trung trao tiền hỗ trợ cho gia đình có cháu bé 8 tháng tử vong. 

 

Trước đó, ngày 19-5  lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND huyện Krông Pắc, Hội Chữ thập đỏ huyện cũng đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ số tiền hơn 17 triệu đồng cho 2 gia đình; trong đó Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hỗ trợ 7 triệu đồng, số tiền còn lại do huyện hỗ trợ.

 

 Đại diện lãnh đạo huyện cùng Hội Chữ thập  đỏ huyện Kroong Pắc
Đại diện lãnh đạo huyện, Hội Chữ thập đỏ các cấp trao tiền hỗ trợ cho gia đình.

 

Như báo Đắk Lắk đã đưa tin, vào khoảng 15 giờ 30 ngày 18-5, bốn cháu nhỏ gồm: cháu T. (7 tuổi), D.M. (7 tuổi), D.H. (5 tuổi) và G.N. (8 tháng tuổi) cùng trú xã Ea Yiêng được bố mẹ đưa đến khu vực lò gạch  nơi đang làm việc.

Trong lúc chơi đùa, một bức tường của lò gạch bất ngờ đổ sập xuống, đè trúng bốn cháu nhỏ. Người dân và lực lượng chức năng nhanh chóng đưa các cháu đến Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Pắc cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, cháu G.N. (8 tháng tuổi) đã không qua khỏi; ba cháu D.H., D.M., T. bị thương nặng được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp tục điều trị.

Vụ tai nạn thật thương tâm khi ba cháu G. N., D. M. và D. H. là chị em ruột, người dân tộc Xơ Đăng có hoàn cảnh khó khăn, rất cần sự quan tâm thăm hỏi, động viên và chia sẻ khó khăn.

Hoàng Hằng

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.