Multimedia Đọc Báo in

Ngành Y tế triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 2 trên toàn tỉnh

15:41, 16/06/2021

Ngày 16-6, ngành Y tế tỉnh đã triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 2 cho các đối tượng ưu tiên trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch, từ ngày 16-6 đến ngày 5-7-2021, ngành Y tế sẽ tiêm nhắc mũi 2 cho nhóm đối tượng đã tiêm 1 mũi trong đợt 1 và tiêm mũi 1 cho một số đối tượng thuộc nhóm ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP trên địa bàn tỉnh. Số liều vắc xin tỉnh tiếp nhận trong đợt 2 là 27.210 liều.

Tổng số đối tượng dự kiến tiêm trong đợt 2 là 29.900 người, trong đó, đối tượng tiêm mũi 1 là 21.787 người, bao gồm nhóm lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch chưa tiêm đợt 1, như nhân viên y tế, người tham gia chống dịch, quân đội, công an tham gia phòng, chống dịch, người cung cấp dịch vụ thiết yếu hàng không, vận tải, du lịch; người cung cấp dịch vụ điện, nước, giáo viên (mẫu giáo, mầm non, tiểu học); người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người. Đối tượng tiêm nhắc mũi 2 gồm 8.113 người đã tiêm mũi 1.

Tiêm vắc xin COVID-19 cho đối tượng ưu tiên tại điểm tiêm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sáng 16-6
Tiêm vắc xin COVID-19 cho đối tượng ưu tiên tại điểm tiêm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sáng 16-6

 Thời gian triển khai tiêm mũi 1 từ ngày 16 đến ngày 30-6-2021. Thời gian tiêm mũi 2 từ ngày 1 đến ngày 5-7-2021. Điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đặt tại các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Sở Y tế.

Vắc xin sử dụng là vắc xin AstraZeneca, do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất tại Catalant Anagni SRL, Ý; Phê duyệt tại Quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 1-2-2021 của Bộ Y tế.

Kim Hoàng  

 


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.