Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị BCH Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ 21 (khóa VI)

10:01, 16/04/2010

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cư M’gar vừa tổ chức Hội nghị  mở rộng lần thứ 21 (khóa VI) tổng kết công tác quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2010.

 

Trong quý I, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Cư M’gar tiếp tục chuyển biến tích cực, các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng khá; các công trình trọng điểm thực hiện đúng tiến độ nông nghiệp, toàn huyện gieo cấy được 1.218 ha cây trồng các loại, trong đó lúa đông xuân chiếm gần 89% diện tích. Các hoạt động văn hóa-xã hội, quốc phòng an ninh, nội chính, công tác vận động quần chúng, xây dựng chính quyền, xây dựng Đảng tiếp tục có những chuyển biến tốt. Các chương trình an sinh xã hội, nhất là chăm sóc các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn, gia đình hộ nghèo được chú trọng. Ngoài ra, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện còn chỉ đạo hoàn thành việc thí điểm chủ trương đại hội Đảng bộ cơ sở bầu trực tiếp ban thường vụ, bí thư, phó bí thư trên địa bàn.
Tiếp tục phát huy kết quả đạt được, trong quý II, huyện Cư M’gar tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ phát triển, phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2010. Trong đó, chú trọng công tác xây dựng Đảng, chỉ đạo tổ chức đại hội tại các tổ chức cơ sở Đảng  chuẩn bị nhân sự cho Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ VII; tập trung huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại hội nghị, BCH Đảng bộ huyện còn tổng kết công tác kiểm tra - giám sát kỷ luật trong Đảng, việc thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra huyện ủy nhiệm kỳ 2005-2010. Nhân dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tặng Bằng khen cho các TCCS Đảng đạt trong sạch – vững mạnh 3 năm và 5 năm liền, các đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền.

 
Văn Sơn
 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.