Multimedia Đọc Báo in

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII: Tăng trưởng kinh tế cần gắn kết chặt với bảo đảm an sinh xã hội để phát triển bền vững

18:01, 27/05/2010
Ngày  27-5, thảo luận về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2009; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2010 trong những tháng đầu năm, ý kiến của các đại biểu Quốc hội tập trung  đánh giá, bàn thảo vào vấn đề chất lượng tăng trưởng kinh tế, bội chi ngân sách và kiểm soát giá.

Theo phân tích đánh giá của đại biểu, hiện tăng trưởng kinh tế chưa tạo nên chuyển biến tích cực về xã hội và môi trường. Minh chứng là tăng trưởng vẫn phụ thuộc chính vào vốn và tài nguyên; chất lượng nguồn nhân lực thấp; thất nghiệp đang gia tăng. Năm 2009 những chỉ tiêu không đạt đều tập trung vào các vấn đề xã hội. Thực tế xã hội đang nảy sinh nhiều vấn đề nóng, bức xúc như biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường. Chính phủ cần cân đối chỉ tiêu kinh tế - xã hội - môi trường để bố trí nguồn lực hợp lý, hướng đến sự phát triển bền vững.
Đại biểu Đỗ Thị Huyền Tâm bày tỏ sự lo lắng về hệ số đầu tư tăng trưởng cao. Ảnh: Minh Điền
Đại biểu tỉnh Bắc Ninh phát biểu  (Ảnh: SGGP)

Về vấn đề bội chi ngân sách, nhiều đại biểu bức xúc với việc chỉ trong vài tháng, nhưng các con số trong báo cáo của Chính phủ quá vênh nhau, cụ thể như mức tăng thu ngân sách 2009 lên tới gần 52.000 tỷ đồng so với báo cáo tại kỳ họp Quốc hội cuối năm trước và đề nghị Chính phủ giải trình rõ việc tại sao tăng thu nhưng lại trùng bội chi. Tại sao không dùng số tăng thu 52.000 tỷ đồng để làm giảm bội chi ngân sách, giảm nợ quốc gia. Chính phủ cần công khai dư nợ quốc gia, trong đó công bố rõ nợ Chính phủ là bao nhiêu, nợ của các tập đoàn, doanh nghiệp do Chính phủ bảo lãnh là bao nhiêu. Đặc biệt cần phải có lộ trình để giảm dần bội chi ngân sách.

Về vấn đề kiểm soát giá, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, năm 2010 này Chính phủ phải quyết liệt trong việc kiểm soát giá, nhất là điện, xăng dầu, thuốc chữa bệnh, dù thực hiện theo cơ chế thị trường nhưng phải có lộ trình để tránh tác động đến các đối tượng dễ bị “tổn thương”. Khi rà soát cơ cấu chi đầu tư cũng cần chủ động gắn giải pháp kiểm soát giá, tránh tình trạng phân bổ vốn cho các dự án chưa có quyết định đầu tư.

Đ.T (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc


(Video) Nâng cao vai trò, tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Buôn Đôn
Sau 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Buôn Đôn.