Kỷ niệm 56 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954-7-5-2010):Tất cả để chiến thắng
03:12, 07/05/2010
Năm 1953, sau hơn 7 năm kháng chiến, ta càng đánh càng mạnh, thực dân Pháp càng lâm vào thế suy yếu. Lợi dụng tình thế này, đế quốc Mỹ đã tìm cách nhảy vào Việt Nam, tăng cường viện trợ cho Pháp, thành lập cơ quan viện trợ quân sự MAAG ở Việt Nam. Một kế hoạch Pháp - Mỹ được vạch ra, gọi là “Kế hoạch Na-va” hòng tìm lối thoát danh dự trong 18 tháng. Kế hoạch này chủ trương tăng quân Pháp và quân ngụy, rút bớt lực lượng chiến đấu về tập trung xây dựng thành lực lượng cơ động chiến lược mạnh; trong Đông Xuân 1953-1954 quân Pháp giữ thế phòng ngự trên toàn miền Bắc, đánh chiếm toàn bộ miền Nam; sang Đông-Xuân 1954-1955 sẽ đem toàn lực ra quyết chiến với chủ lực ta trên miền Bắc giành thắng lợi quyết định.
Dựa trên phương hướng chiến lược của Hội nghị lần thứ IV Trung ương Đảng họp tháng 1-1953 là “Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, đánh chắc thắng”, tháng 9-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến trong Đông-Xuân 1963-1954 là: Mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu, buộc chúng phải bị động, phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ. Bộ Chính trị nhấn mạnh phương châm hành động là: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”. Nguyên tắc chỉ đạo tác chiến là: “Tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta; đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt; chọn nơi địch sơ hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh; giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán”. Tây Bắc là một hướng chiến lược Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã lựa chọn.
Bộ Chính trị BCH TW Đảng quyết định chủ trương kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 và mở Chiến dịch Điện Biên Phủ |
Bộ Tổng Tư lệnh họp bàn kế hoạch tác chiến |
Trước sự uy hiếp của ta, địch phải bị động đối phó, phân tán một số bộ phận lực lượng cơ động lên Điện Biên Phủ để yểm trợ cho các đơn vị ở Lai Châu rút chạy, đồng thời bảo vệ Thượng Lào, thu hút và đánh bại chủ lực ta, phá kế hoạch tiến công của ta. Tổng Quân ủy nhận định: Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta, và chủ trương: Giữ địch lại ở Điện Biên Phủ và ta có thể đánh địch ở Điện Biên Phủ. Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị họp nghe Tổng Quân ủy báo cáo quyết tâm và phương án tác chiến. Bộ Chính trị phân tích về địch: Điện Biên Phủ sẽ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng có cái yếu cơ bản là bị cô lập, mọi việc tiếp viện, tiếp tế đều dựa vào đường không. Về ta, với kinh nghiệm sẵn có quân đội ta có thể đánh được tập đoàn cứ điểm. Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy. Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bộ Tổng Tư lệnh ra lệnh cho bộ đội chủ lực các mặt trận nhanh chóng bước vào tiến công địch. Các đại đoàn chủ lực được lệnh tiến quân lên Tây Bắc.
Để tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, các lực lượng, các đơn vị hăng hái tiến quân phục vụ cho chiến dịch, nhiều tấm gương đã dũng cảm hy sinh như Anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Anh hùng Tô Vĩnh Diện hy sinh thân mình cứu pháo, Anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai…
Để tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, các lực lượng, các đơn vị hăng hái tiến quân phục vụ cho chiến dịch, nhiều tấm gương đã dũng cảm hy sinh như Anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Anh hùng Tô Vĩnh Diện hy sinh thân mình cứu pháo, Anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai…
Dưới đây là một số hình ảnh thể hiện quyết tâm “tất cả để chiến thắng” của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ:
Công binh bắc cầu phao qua sông phục vụ chiến dịch |
Ngựa, xe trâu đều được huy động để vận chuyển vũ khí |
Các chiến sĩ quân y, quân dược dùng xe đạp thồ thuốc men ra mặt trận |
Đ.T
Bài tiếp theo:
Đánh chắc, thắng chắc
Nguồn tài liệu: Tập sách “Điện Biên Phủ hình ảnh và sự kiện” do Báo Cựu chiến binh Việt Nam và NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh xuất bản
Ý kiến bạn đọc