Con số và sự kiện
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức nhưng cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã khắc phục khó khăn, đạt được nhiều kết quả khả quan, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005-2010 đề ra.
ª•Tốc độ tăng trưởng bình quân 12,1%: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (hiện nông nghiệp chiếm 49,9%, công nghiệp – xây dựng 17,4%, dịch vụ 32,7%); quy mô nền kinh tế tăng mạnh góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Năm 2010 tổng GDP ước đạt 12.810 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2005, bình quân thu nhập đầu người 14,2 triệu đồng/người, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
•ª Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng chuyên canh: Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp đạt 6,1%. Hầu hết sản phẩm nông nghiệp mang tính hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa phát triển. Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng tăng nhanh, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đạt khoảng 32,3 triệu đồng/năm.
•ª Mạng lưới dịch vụ tiêu dùng, tài chính ngân hàng phát triển mạnh cả về quy mô và loại hình: Hệ thống chợ, siêu thị phát triển đáng kể đã làm cho thị trường hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng phong phú, đa dạng, mở rộng từ đô thị đến nông thôn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng bình quân 27,31%, giá trị đến năm 2010 đạt 17.800 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với năm 2005. 5 năm qua, đánh dấu sự phát triển của ngành ngân hàng với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng thương mại. Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 33 tổ chức tín dụng.
ª Gần 32% GDP được huy động đầu tư cho các cơ sở kinh tế - xã hội: Huy động vốn đầu tư cho các cơ sở kinh tế - xã hội tăng mạnh. Kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư, đến nay đã cơ bản nhựa hóa mặt đường và cầu vĩnh cửu các tuyến quốc lộ; nâng cấp, nhựa hóa đường tỉnh lộ được 75,4%, đường huyện 52%, đường xã 25%; 100% số xã có lưới điện quốc gia. Các loại hình vận tải phát triển mạnh như 100% xe buýt hoạt động theo hình thức xã hội hóa, đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Buôn Ma Thuột.
ª Thực hiện đồng bộ và phát huy hiệu quả các chính sách về kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Bằng nhiều biện pháp phát triển sản xuất, cho vay vốn, trong nhiệm kỳ qua đã có hơn 12 vạn lao động được giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn xuống còn 7,5% (Nghị quyết là 8%), tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 2,98%. Các chính sách về kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân thiểu số được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, đặc biệt đã hoàn thành các Chương trình 132, 134.
•ª Tỉnh được công nhận phổ cập THCS: Năm 2009 Dak Lak đã được công nhận phổ cập THCS với kết quả tương đối khá: tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 97,6%; tổng số trẻ độ tuổi 11-14 hoàn thành chương trình tiểu học 90,5%; tổng số trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 là 98,4%; tổng số xã phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS 96,7%... Số trường chuẩn quốc gia ngày càng tăng nhanh; số học sinh giỏi đoạt giải ở các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia chiếm tỷ lệ cao. Trong 5 năm có 171 em đạt danh hiệu học sinh giỏi quốc gia, 147 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp khu vực và Olympic. Hiện toàn tỉnh có 124 trường đạt chuẩn quốc gia; đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn: 99,7%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 37% (Nghị quyết đề ra là 36%).
ª Mạng lưới y tế từ tỉnh xuống cơ sở phát triển toàn diện, năm 2008 công bố loại trừ được bệnh phong: Đến năm 2009 có 70% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 82% trạm y tế có bác sĩ, tỷ lệ suy dinh dưỡng còn 26%.
ª Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, sinh động nhằm gìn giữ, tôn tạo và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc, đẩy mạnh công tác xã hội hóa thể thao: Công tác nghiên cứu, sưu tầm và phổ biến các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được đặc biệt quan tâm. Thế mạnh về tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa được khai thác thông qua các hình thức như Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột (định kỳ 2 năm sẽ được tổ chức một lần), Lễ hội Cồng chiêng (năm 2006, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại). Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh ở nhiều lứa tuổi, nhiều giải thể thao của quốc gia, khu vực, ngành được tổ chức tại Dak Lak. Thể thao thành tích cao đạt được nhiều kết quả nổi bật. Mỗi năm, Dak Lak có từ 16 đến 26 vận động viên được phong đẳng cấp quốc gia.
ª Công tác tổ chức xây dựng Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị được đẩy mạnh: Chất lượng, số lượng TCCS Đảng không ngừng tăng, công tác phát triển đảng viên hằng năm tăng hơn 10% so với Nghị quyết đề ra. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số được quan tâm.
ª Buôn Ma Thuột được công nhận đô thị loại I trực thuộc tỉnh: Tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính huyện để thành lập các đơn vị hành chính mới. Đề án xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010-2015 được Bộ Chính trị kết luận và thông qua. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Ý kiến bạn đọc