Multimedia Đọc Báo in

Huyện ủy Krông Ana: Tạo bước đột phá trong công tác cán bộ

11:32, 12/10/2010

Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, phẩm chất ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của địa phương, Đảng bộ Krông Ana chủ trương tạo bước đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ.

Hằng năm Huyện ủy đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với công tác quy hoạch sử dụng cán bộ; bố trí, sắp xếp đúng người, đúng việc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Tùy điều kiện công tác, độ tuổi, trình độ, các cán bộ cơ sở được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở trình độ trung cấp lý luận trở lên,. Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ chủ trương tạo bước đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, rà soát bổ sung nguồn để thực hiện quy hoạch cán bộ giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo, chú trọng đến lực lượng trẻ và cán bộ nữ, dân tộc thiểu số; thực hiện đúng các quy trình đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Trên cơ sở đó, chọn được những đảng viên trẻ, có chuyên môn, năng lực để quy hoạch trong đội ngũ cán bộ kế cận và mạnh dạn đưa đi đào tạo tập trung dài hạn ở các trường đại học chuyên ngành trong nước. Theo đánh giá của Ban Thường vụ Huyện ủy, cán bộ trẻ có ưu điểm là tiếp thu nhanh những chủ trương, chính sách của cấp trên và vận dụng vào thực tiễn kịp thời, nhưng cũng có hạn chế về vốn sống, lối ứng xử, do đó cùng với việc được học tập nâng cao trình độ, họ cũng luôn nhận được sự quan tâm rèn cặp về nghiệp vụ, lối sống, phẩm chất đạo đức. Sau khi được đào tạo, họ tiếp tục làm công tác chuyên môn tại chỗ trong một thời gian nhất định để rèn luyện bản lĩnh, đủ năng lực đảm nhận vai trò mới khi được bổ nhiệm. Có thể nói, với sự chuẩn bị chu đáo, Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015 đã tạo sự đột phá khi Ban chấp hành (BCH) bảo đảm tỷ lệ đảng viên trẻ, nữ, dân tộc thiểu số theo đúng quy định, hơn một nửa số đảng viên nữ trong BCH mới ở độ tuổi 30. BCH đã  mạnh dạn cơ cấu 2 chuyên viên thuộc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện và Văn phòng Hội đồng nhân dân huyện vào làm Phó Ban tổ chức và Phó Ban Tuyên giáo Huyện ủy, 1 bí thư đoàn xã làm Phó Ban Dân vận, đáng nói là trường hợp bí thư đoàn xã, chỉ sau khi bổ nhiệm chức vụ mới đề nghị tỉnh tuyển dụng vào công chức.

Trong nhiệm kỳ mới , Đảng bộ xác định phải chú trọng hơn nữa công tác cán bộ, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới. Một trong những công tác trọng tâm là nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong đó mục tiêu hàng đầu là phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức đảng vững mạnh. Công tác phát triển đảng viên được chú trọng bảo đảm cả về số lượng và chất lượng, tập trung vào địa bàn thôn, buôn, trường học “trắng’ đảng viên, “trắng’ tổ chức đảng, gắn việc kết nạp đảng viên mới với chỉ tiêu xếp loại đảng bộ trong sạch vững mạnh. Dưới sự lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, BCH đảng bộ các xã đã làm tốt công tác tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng kết nạp đảng, chú trọng những đối tượng cán bộ chủ chốt ở thôn buôn, con em đồng bào dân tộc tại chỗ đã học xong phổ thông về công tác ở địa phương, kèm cặp hướng dẫn họ về khả năng, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ. Hằng năm kết quả phát triển đảng viên mới đều vượt chỉ tiêu tỉnh giao, đến nay 100% thôn buôn, tổ dân phố, trường học đều có chi bộ lãnh đạo, từng bước trẻ hóa, chuẩn hóa đội ngũ đảng viên. Hầu hết số đảng viên trẻ đều trưởng thành từ phong trào cơ sở, trong đó có đảng viên mới tròn 20 tuổi. Các giải pháp đồng bộ đã đưa đội ngũ cán bộ của huyện từng bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

 

Hoa Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.